Trang nghiêm lễ tưởng niệm cố Hòa thượng Thích Viên Thành tại Học viện PGVN
- Tin Tức
- cách đây 3 năm
- 1.212 lượt xem
- Nguồn: www.phatgiao.org.vn
Ngày 20/5 (nhằm ngày 20/4/Nhâm Dần), Học viện PGVN tại Hà Nội tổ chức tưởng niệm lần thứ 20 cố Hòa thượng Thích Viên Thành (1950 – 2002), tự Thuần Hòa, hiệu Nguyệt Trí, Động chủ chùa Hương Tích đời thứ 11.
- Một số chùa tại tỉnh Thái Bình tổ chức lễ Vu lan
- TP.HCM: Lễ cầu nguyện dựng Tam quan chùa Phật Cô Đơn
- [TOÀN CẢNH] Di quan Đại lão Hòa thượng Thích Trí Quang trà-tỳ
- Khánh Hòa: Ni giới thị xã Ninh Hòa tạ pháp An cư
- Quận 3 tổng kết và phát thưởng hội thi giáo lý
Ngày 20/5 (nhằm ngày 20/4/Nhâm Dần), Học viện PGVN tại Hà Nội tổ chức tưởng niệm lần thứ 20 cố Hòa thượng Thích Viên Thành (1950 – 2002), tự Thuần Hòa, hiệu Nguyệt Trí, nguyên Uỷ viên Thường trực HĐTS GHPGVN, Nguyên Phó ban Giáo dục Tăng Ni TƯ (Nay là Ban Giáo dục Phật giáo TƯ), nguyên Phó ban Từ thiện – xã hội TƯ, nguyên Phó Viện trưởng kiêm Trưởng ban Bảo trợ Học viện Học viện PGVN tại Hà Nội, nguyên Phó Trưởng Ban kiêm Chánh Thư ký Tỉnh hội Phật giáo Hà Tây (cũ), nguyên Trưởng Ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo Phú Thọ, Động chủ chùa Hương Tích đời thứ 11.
Buổi lễ có sự chứng minh của Hòa thượng Thích Thanh Đạt, Chủ tịch Hội đồng Khoa học Học viện, Đường chủ hạ trường chùa Sóc Thiên Vương. Buổi lễ còn có sự hiện diện của Hòa thượng Viện trưởng Thích Thanh Quyết, cùng chư Tôn đức Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Quảng Ninh – Thượng tọa Thích Đạo Hiển, Thượng tọa Thích Hiển Thiện, Thượng tọa Thích Thanh Lịch; chư Tôn đức đại diện Sơn môn chùa Hương Giáo sư Lương Gia Tĩnh, Phó Viện trưởng Học viện; đại diện chư vị giáo sư cùng gần 500 Tăng Ni sinh cùng dự lễ.

Tại buổi lễ, trong không khí trang nghiêm thanh tịnh, chư Tôn đức cùng toàn thể đại chúng đối trước Giác linh đài thành kính dâng hương, ôn lại tiểu sử cố Hòa thượng và truy tán công đức, nhất tâm trì niệm Đại bi thập chú và Bát nhã Tâm kinh, niệm Phật cúng dàng Giác linh.
Cố Hòa thượng Thích Viên Thành là một vị Cao Tăng đắc đạo, bậc chân tu của Phật giáo Việt Nam với sở học uyên thâm, giới đức trang nghiêm, từ bi vô lượng. Suốt đời, Hoà thượng luôn tâm niệm: “Chỉ có Trí Tuệ mới là sự nghiệp chân chính của người xuất gia”. Hòa thượng luôn dành nhiều tâm huyết với công tác giáo dục Phật giáo, đào tạo Tăng tài cho Giáo hội, trước tác nhiều tác phẩm có giá trị học thuật và biên soạn một số giáo trình cho các trường Phật học.
Do những công lao đóng góp cho Ðạo pháp và Dân tộc, Ngài đã được Ðảng, Nhà nước và Giáo hội tặng thưởng nhiều bằng khen và giấy khen như Huân chương Lao động hạng Ba, Huy chương Vì sự nghiệp đại đoàn kết dân tộc, Huy chương Vì sự nghiệp bảo tồn văn hoá dân tộc, Huy chương Vì sự nghiệp nhân đạo…

Với sở học uyên thâm, giới đức trang nghiêm, từ bi vô lượng, những tưởng Hòa thượng còn trụ thế lâu hơn để hướng dẫn Tăng Ni và Phật tử trên con đường tìm về bến giác. Nào ngờ cơn bạo bệnh chợt đến, Hòa thượng đã thuận lẽ vô thường trả tấm thân tứ đại lại cho trần gian mộng ảo để trở về thế giới vô tung bất sinh bất diệt vào lúc 18 giờ 40 phút ngày 31 – 5 – 2002 (nhằm ngày 20 – 4 năm Nhâm Ngọ), trụ thế 53 năm, hạ lạp 32 năm, để lại sự tiếc thương của môn đồ tứ chúng.
53 năm tuy ngắn ngủi nhưng Hòa thượng đã sống một cách trọn vẹn, đầy ý nghĩa, đã hiến trọn cả cuộc đời cho Ðạo pháp, cho Dân tộc. Hạnh nguyện vô ngã, vị tha của Hoà Thượng luôn là tấm gương sáng, là ngọn hải đăng soi sáng cho Tăng Ni, Phật tử hôm nay và mãi mãi về sau.
Tin liên quan
-
Nguyên Chủ tịch nước và Tổng lãnh sự Ấn Độ viếng chùa Pháp Minh
-
Bí ẩn về ngôi chùa gỗ cao nhất thế giới
-
Công bố Giải báo chí toàn quốc về Phật giáo năm 2024
-
Về ngôi bảo tháp tôn trí Xá lợi răng Phật ở Trung Quốc
-
Lý do chùa Ba Vàng tạm hoãn tổ chức Khóa tu mùa hè năm 2024?
-
Tuyên Quang: Lễ tác pháp An cư kiết hạ PL.2568 tại chùa An Vinh