Xúc động lễ Vu lan tại chùa Phù Liễn
- Tin Tức
- cách đây 3 năm
- 97 lượt xem
- Nguồn: www.phatgiao.org.vn
Ngày lễ Vu Lan, đọc và ngẫm những vần thơ này, trong lòng chúng ta lại trào dâng nỗi nhớ mẹ, nhớ cha. Tháng 7 về, cũng là mùa Vu Lan báo hiếu.
- Một số chùa tại tỉnh Thái Bình tổ chức lễ Vu lan
- Chùa Bồ Đề Lan Nhã với khóa tu “Một ngày an lạc”
- Khánh Hòa: Lễ Tự tứ tại tổ đình Nghĩa Phương
- Phân ban Ni giới T.Ư họp, triển khai Phật sự
- [TOÀN CẢNH] Di quan Đại lão Hòa thượng Thích Trí Quang trà-tỳ
“Đi khắp thế gian không ai sánh bằng mẹ
Gian khổ cuộc đời ai nặng gánh hơn cha”.
Hằn những ai đang còn cha mẹ, đang được cài trên ngực áo đóa hoa hồng đỏ tươi thắm sẽ là niềm hành phúc vô bờ bến, còn đối với những ai mất mẹ, mất cha… bông hồng trắng là tượng trưng cho sự mất mát, một khoảng trống xa vời vợi mà chẳng có cách nào có thể bù đắp nổi.

Mùa vu lan nhắc nhớ mỗi người sống sao cho tròn chữ hiếu, hiếu với tổ tiên ông bà cha mẹ ngay từ khi còn sống và thành kính khi mất đi.
Mùa vu lan nhắc nhớ chúng ta nhiều điều, và những nghi lễ của mùa vu lan được tổ chức tại chùa Phù Liễn – Trụ sở Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thái Nguyên vào tối ngày mùng 8/7 âm lịch (nhằm ngày 5/8/2022) với sự tham dự đông đảo của Phật tử, người dân thành phố và đông đảo các bạn trẻ là minh chứng cho sự hiếu kính, hiếu thảo trong mùa vu lan.

Trong không gian thanh tịnh, tiếng chuông chùa, những câu chuyện đầy xúc động, những nghi lễ báo hiếu nghi thức cài hoa, dâng trà, rửa chân cho Bố, Mẹ. khiến mỗi Phật tử tham gia như được trở về với sự hiếu kính thánh thiện, biết ơn các đấng sinh thành, biết ơn Phật pháp giúp mỗi người giác ngộ.

Qua hàng nghìn năm, Vu Lan báo hiếu luôn là một trong những ngày lễ có sức sống văn hóa mãnh liệt nhất trong đời sống tinh thần của mỗi người dân Việt Nam chúng ta. Bởi trong truyền thống đạo lý uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây của dân tộc ta, báo hiếu, báo ân tổ tiên, ông, bà, cha, mẹ là một trong những cảm ơn quan trọng nhất trong cuộc đời mỗi con người.

Ngày lễ Vu Lan báo hiếu của Phật giáo đã trở thành ngày lễ mang đậm nét nhân văn, làm rạng rỡ đạo lý đền ơn đáp nghĩa của dân tộc. Hơn thế nữa, Đại lễ Vu Lan còn kêu gọi ý thức xã hội về tinh thần đền ơn đáp nghĩa của Đức Phật, khuyến khích con người tri ân, đền ơn bốn nguồn ân đức, đó là tri ân và đền ơn cha mẹ sinh thành; thầy cô giáo những người dạy dỗ, truyền đạt tri thức cho con người; tri ân các bậc tiền bối đã dựng xây đất nước, các Anh hùng Liệt sỹ đã hy sinh mang lại độc lập, chủ quyền thiêng liêng cho toàn đất nước và cuối cùng là tri ân chính đồng loại con người. Trong thời đại ngày nay, tinh thần đạo hiếu cần được đề cao, biểu dương mạnh mẽ hơn để truyền thống đó luôn được bồi đắp, ngày càng trở thành sức mạnh văn hóa của dân tộc hôm nay và mãi mãi về sau.
Tin liên quan
-
Nguyên Chủ tịch nước và Tổng lãnh sự Ấn Độ viếng chùa Pháp Minh
-
Bí ẩn về ngôi chùa gỗ cao nhất thế giới
-
Công bố Giải báo chí toàn quốc về Phật giáo năm 2024
-
Về ngôi bảo tháp tôn trí Xá lợi răng Phật ở Trung Quốc
-
Lý do chùa Ba Vàng tạm hoãn tổ chức Khóa tu mùa hè năm 2024?
-
Tuyên Quang: Lễ tác pháp An cư kiết hạ PL.2568 tại chùa An Vinh