Đôi điều về việc nghiên cứu và giới thiệu Phật giáo Việt Nam
- Sự Kiện
- cách đây 3 năm
- 146 lượt xem
- Nguồn: www.giacngo.vn
NSGN - Phật giáo Việt Nam không có xu hướng theo tông phái riêng như Trung Quốc hay Nhật Bản mà là theo xu hướng tổng hợp Thiền, Tịnh, Mật.
- Vì thương Phật…
- “Củng cố niềm tin cho Phật tử là nhiệm vụ quan trọng”
- [Video] Hội thảo về Phật học Việt Nam thời hiện đại
- Sự kế tục làm sáng đạo giữa đời
- Việc suy cử trụ trì tổ đình Sắc tứ dời sau tháng 7-2020
Cách thức thực hiện
Thực tế mà nói, Phật giáo Việt Nam 2.000 năm lịch sử chỉ đúng ở miền Bắc. Miền Trung và miền Nam được sáp nhập vào để trở thành nước Việt Nam chỉ khoảng 5, 6 thế kỷ. Phật giáo miền Trung và miền Nam cho tới nay phần lớn cũng sinh hoạt theo cách chư Tổ sư người Hoa truyền dạy. Do đó, việc nghiên cứu đặc trưng Phật giáo Việt Nam chủ yếu là ở miền Bắc và ở miền Trung, miền Nam chỉ từ thời Lý-Trần đến nay. Trước hết, Phật giáo phải phân công cụ thể ban viện thực hiện, chẳng hạn Viện Nghiên cứu, kết hợp với các ban liên quan chọn nhân sự thực hiện. Thứ đến, ban được phân công chọn người đi thu thập tư liệu từ các tự viện, thư viện, cục lưu trữ quốc gia và từ các nước có tư liệu về Phật giáo Việt Nam. Sau đó, ban phân loại chủ đề, tạo mục lục các tư liệu để kêu gọi Tăng Ni, Phật tử có năng lực, có chuyên môn, có sở thích… tham gia dịch, nghiên cứu. Giáo hội là cơ quan chủ quản nên có trách nhiệm vận động tài chính thực hiện và có chính sách ưu đãi thích hợp cho người tham gia.
Kết quả mong đợi
Sau quá trình thu thập tư liệu, dịch, nghiên cứu và xuất bản, chúng ta sẽ có bằng chứng để xác định những đặc điểm đặc trưng của Phật giáo Việt Nam. Những đặc điểm đó cần đưa vào giảng dạy cho tất cả Tăng Ni và rộng ra cho Phật tử hiểu rõ về Phật giáo Việt Nam. Chẳng hạn, Phật giáo Việt Nam thời Lý-Trần quy định xuất gia, học luật nào, tổ chức giới đàn, nghi thức tụng niệm, các nghi lễ sinh hoạt… có gì đặc trưng, và nó giống hay khác với cách Tăng Ni đang tu tập hiện nay. Việt Nam có những Tổ sư nào có thể nêu gương học tập như chư Tổ Trung Quốc Bách Trượng, Liên Trì, Ấn Quang… mà Tăng Ni Việt Nam hay trích dẫn.
Thực sự, khi có bản đồ nghiên cứu Phật giáo Việt Nam thì Tăng Ni và Phật tử mới hy vọng tham gia đóng góp dịch thuật, nghiên cứu một cách hiệu quả, không trùng lặp lãng phí. Dựa trên kết quả đạt được, Tam tạng Thánh điển Phật giáo Việt Nam sẽ được bổ sung nguồn tư liệu mới của riêng Phật giáo Việt Nam.
Thích Hạnh Chơn/Nguyệt san Giác Ngộ
______________________
(1) Lê Mạnh Thát, Lịch sử Phật giáo Việt Nam, tập 1, HCM: NXB.TP.HCM, 1999, tr.656-657.
(2) Nguyễn Lang, Việt Nam Phật giáo sử luận, tập 1, Hà Nội: NXB.Văn Học, 1994, tr.479.