Hoà thượng Tịnh Không để lại xá lợi lưỡi - bậc chánh ngữ
- Tin Tức
- cách đây 3 năm
- 2.070 lượt xem
- Nguồn: www.phatgiao.org.vn
Trong nhiều xá lợi thì ấn tượng nhất là xá lợi lưỡi (có thể nói xá lợi Quan Âm – đại diện cho lòng từ của Ngài) và xá lợi hình sư tử là biểu thị Pháp - ngài cả đời hoằng dương không có gì sai biệt và dũng mãnh như “sư tử hống” trong Kinh Phật thường nói.
- Một số chùa tại tỉnh Thái Bình tổ chức lễ Vu lan
- Gần 3.000 giới tử dự lễ khai mạc Đại giới đàn Diệu Tâm
- Khánh Hòa: Ni giới thị xã Ninh Hòa tạ pháp An cư
- Quận 3 tổng kết và phát thưởng hội thi giáo lý
- TT-Huế: Lễ nhập kim quan Đại lão HT.Thích Trí Quang
Trang Facebook 淨空老法師專集網 (trang FB uy tín của Tịnh Tông Học Hội) đăng bài xác định xá lợi của Hoà thượng Tịnh Không. Ngay trong buổi lễ trà tỳ HT Tịnh Không ngày 3/9 khi xem video trực tiếp chúng ta đã thấy rõ rồi, trong đó nét mặt hoan hỉ của Pháp sư Ngộ Hạnh khi vừa lên xe trở về chùa Cực Lạc từ chùa Đại Tiên (trên tay Pháp sư bưng khay đựng xá lợi) và thấy rõ xá lợi mà Pháp sư Ngộ Đạo rước.
Phật pháp có nói “Tất cả pháp từ tâm tưởng sanh” nên xá lợi mà Hoà thượng Tịnh Không để lại là hình thù và ý nghĩa gì thì tuỳ mọi người có thể tự cảm nhận. Trong nhiều xá lợi thì ấn tượng nhất là xá lợi lưỡi (có thể nói xá lợi Quan Âm – đại diện cho lòng từ của Ngài) và xá lợi hình sư tử là biểu thị Pháp - ngài cả đời hoằng dương không có gì sai biệt và dũng mãnh như “sư tử hống” trong Kinh Phật thường nói.
> 'Sư tử hống' là gì
Đối với Xá lợi lưỡi, trước kia ngài Cưu Ma La Thập cũng đã phát nguyện để lại để chứng minh kinh do Ngài dịch không sai. Cho nên xá lợi của Hoà thượng Thích Tịnh Không có lẽ có nhiều ý nghĩa, nhưng ý nghĩa quan trọng là Pháp cả đời Ngài giảng dạy và hoằng dương thật sự đúng là chân ngữ thật ngữ chân lý chân như với sự từ bi phổ độ chúng sanh và hùng mãnh trong đời mạt pháp đầy chướng ngại này.

Xá lợi lưỡi của HT Tịnh Không.
Nguyện ai nghe ai thấy đều phát lòng tin sâu, tu hạnh giải thoát.
Khi xưa có một vị Tăng chuyên dịch kinh trước khi viên tịch đã phát nguyện rằng: Nếu tất cả các Kinh điển con đều dịch đúng, và những điều con nói là chân chính thì nguyện cho con lưu lại chiếc lợi xá lợi làm niềm tin cho đời sau tăng khởi tín tâm. Và vì lời nguyện như vậy thì khi hoả thiêu cỡ nào thì chiếc lưỡi của Ngài cũng không hư hoại.

Người nào để lại xá lợi lưỡi thì người đó đích thị là bậc chánh ngữ.
Cho nên những người tu học Phật pháp nói rằng những ai có thể lưu lại xá lợi LƯỠI thì đó là bậc chánh ngữ.
Tin liên quan
-
Nguyên Chủ tịch nước và Tổng lãnh sự Ấn Độ viếng chùa Pháp Minh
-
Bí ẩn về ngôi chùa gỗ cao nhất thế giới
-
Công bố Giải báo chí toàn quốc về Phật giáo năm 2024
-
Về ngôi bảo tháp tôn trí Xá lợi răng Phật ở Trung Quốc
-
Lý do chùa Ba Vàng tạm hoãn tổ chức Khóa tu mùa hè năm 2024?
-
Tuyên Quang: Lễ tác pháp An cư kiết hạ PL.2568 tại chùa An Vinh