- Trang Chủ
- Tin Tức
- Lễ Vía Quán Thế Âm Bồ Tát đản sinh sẽ diễn ra lần đầu tiên trên đỉnh thiêng Fansipan vào ngày 28/3
Lễ Vía Quán Thế Âm Bồ Tát đản sinh sẽ diễn ra lần đầu tiên trên đỉnh thiêng Fansipan vào ngày 28/3
- Tin Tức
- cách đây 8 tháng
- 83 lượt xem
- Nguồn: www.phatgiao.org.vn
Vào ngày 28/3 (nhằm ngày 19/2 âm lịch), Lễ Vía Quán Thế Âm Bồ Tát đản sinh sẽ được tổ chức thiêng liêng lần đầu tiên tại quần thể tâm linh Fansipan với nhiều hoạt động và nghi thức ý nghĩa.
- Chùa Bồ Đề Lan Nhã với khóa tu “Một ngày an lạc”
- Gần 3.000 giới tử dự lễ khai mạc Đại giới đàn Diệu Tâm
- Một số chùa tại tỉnh Thái Bình tổ chức lễ Vu lan
- Chùa Thanh Hà cứu trợ khẩn cấp người dân vùng bão
- Quận 3 tổng kết và phát thưởng hội thi giáo lý
Theo thông lệ của Phật giáo, đản sinh là một trong 3 ngày vía đức Quán Thế Âm Bồ Tát, bên cạnh ngày thành đạo 19/6 và ngày xuất gia 19/9 âm lịch. Đây là dịp để các tăng, ni và Phật tử trên khắp thế giới tưởng nhớ và tôn vinh công đức vĩ đại của Bồ Tát Quán Thế Âm - hiện thân của lòng đại từ bi cứu khổ cứu nạn chúng sinh.
Năm nay, quần thể tâm linh Fansipan sẽ long trọng tổ chức lần đầu tiên Lễ Vía Quán Thế Âm Bồ Tát đản sinh từ 14h00 ngày 28/3 (nhằm ngày 19/2 âm lịch) tại Chùa Trình - Ga đi cáp treo. Lễ vía sẽ do Đại đức Thích Chân Tín - Phó Trưởng Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Lào Cai cùng các chư tôn đức thuộc Ban trị sự GHPG Việt Nam tỉnh Lào Cai chủ trì. Đại đức cùng các quý Phật tử sẽ bắt đầu bằng lễ rước dâng hương trang trọng từ Chùa Thượng tới Tượng Quan Thế Âm. Sau đó là nghi thức nhiễu hành vòng quanh Đại Tượng Phật A Di Đà - một kỳ quan tâm linh đã được trao bằng xác lập Kỷ lục Việt Nam và cả châu Á, nhằm biểu lộ sự cung kính và quí trọng đối với nơi tôn nghiêm thờ Phật.
Sau các nghi thức dâng hương và niệm Phật, Phật tử sẽ tham gia vào lễ tụng kinh tại sân Chùa Trình và lắng nghe Đại đức Thích Chân Tín gửi gắm thông điệp ý nghĩa để khắc sâu công đức của Bồ Tát, cầu nguyện Bồ tát Quán Thế Âm từ bi lân mẫn, cứu độ chúng sanh, mang lại bình an cho nhân loại. Cuối chương trình sẽ là nghi lễ Pháp thoại và Hồi hướng.
Tham dự lễ vía lần này, người dân, Phật tử và du khách ngoài được hội ngộ tại Fansipan, ngọn núi linh thiêng, nơi đại huyệt mạch của quốc gia để tôn vinh tấm gương đạo hạnh sáng ngời của đức đại từ đại bi cứu khổ cứu nạn Quán Thế Âm, còn được thưởng thức cả một mùa hoa đang nở rực rỡ nhất Tây Bắc và khám phá những nét tinh hoa văn hóa độc đáo của các dân tộc thiểu số Sa Pa chỉ có tại Bản Mây.
Hiếm có mảnh đất ở Tây Bắc nào mà quy tụ được đầy đủ các giống hoa đẹp và tinh túy nhất như ở Fansipan. Đặc sắc nhất phải kể đến loài hoa đỗ quyên đặc trưng đang bung nở hai bên đường lên đỉnh khiến dãy Hoàng Liên Sơn như được khoác tấm áo mới, đẹp và nên thơ. Vốn dĩ là loài hoa sở hữu vẻ đẹp căng tràn sức sống pha chút “quyền lực” với nhiều màu sắc kiêu sa nên hoa đỗ quyên được rất nhiều du khách ưa chuộng và mong muốn tìm về đây mỗi độ tháng 4 để tận mắt ngắm nhìn “sản vật thiên nhiên” quý báu của núi rừng Tây Bắc. Dự kiến, hoa sẽ còn bung nở rực rỡ hơn nữa cho dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 tới đây, hứa hẹn những trải nghiệm ngắm hoa đầu hè thú vị cho du khách.
Ngoài đỗ quyên, đây cũng là thời điểm hoa anh đào Nhật Bản, hoa rum trắng “trổ sắc” rực rỡ nhất. Trải khắp từ cổng vào, khu vực tháp đồng hồ, đầu vườn hồng lớn đến ga Mường Hoa của khu du lịch Sun World Fansipan Legend, là 1000 gốc anh đào Nhật Bản đang khoe vẻ đẹp ngọt ngào, kiều diễm bằng những chùm hoa dày với độ xòe tán rộng.
Còn ngay bên thềm cửa kính của hành lang Ga tàu hỏa Mường Hoa, du khách sẽ được thưởng thức một bầu trời Âu lãng mạn của vườn hoa rum khổng lồ rộng tới 3.000m2. Sắc trắng tinh khôi, thuần khiết của hoa trên nền thiết kế cổ điển của nhà ga tàu hỏa Mường Hoa là phông nền “check-in” yêu thích của du khách khi đến với đỉnh Fansipan nhiều năm nay.
Ngoài thiên nhiên đa sắc cùng thời tiết giao mùa mát mẻ “biết chiều lòng người”, đỉnh Fansipan còn thiết đãi du khách bằng những trải nghiệm văn hóa bản địa đặc sắc tại Bản Mây nằm trong khuôn viên khu vực Ga đi cáp treo Fansipan. Nơi quy tụ 11 ngôi nhà của người Mông, Dao, Tày, Giáy, Xa Phó, Hà Nhì sẽ là không gian tề tựu của những nhóm nghệ nhân - người giữ hồn dân tộc và thế hệ trẻ vùng cao để giới thiệu tới du khách những nét tinh hoa ẩm thực, những sản phẩm thủ công và những điệu hát, điệu múa đặc trưng nhất của dân tộc mình. Tại đây, du khách ngoài tham gia vào các hoạt động lễ hội, tín người của các dân tộc Tây Bắc, còn được giao lưu với bà con từ nhiều dân tộc vùng cao, cùng hát múa, cùng nhảy sạp, tận hưởng một Không gian Tây Bắc đúng nghĩa.
Tin liên quan
-
Nguyên Chủ tịch nước và Tổng lãnh sự Ấn Độ viếng chùa Pháp Minh
-
Bí ẩn về ngôi chùa gỗ cao nhất thế giới
-
Công bố Giải báo chí toàn quốc về Phật giáo năm 2024
-
Về ngôi bảo tháp tôn trí Xá lợi răng Phật ở Trung Quốc
-
Lý do chùa Ba Vàng tạm hoãn tổ chức Khóa tu mùa hè năm 2024?
-
Tuyên Quang: Lễ tác pháp An cư kiết hạ PL.2568 tại chùa An Vinh