Nghệ sĩ Trịnh Kim Chi: ”Chùa Nghệ Sĩ nhận phí mai táng là bịa đặt”
- Tin Tức
- cách đây 7 tháng
- 44 lượt xem
- Nguồn: www.phatgiao.org.vn
Bày tỏ bức xúc vì thông tin chùa Nghệ Sĩ nhận phí mai táng 32 triệu đồng một trường hợp, nghệ sĩ Trịnh Kim Chi, phó chủ tịch Hội Sân khấu, trưởng ban Ái hữu Nghệ sĩ TP.HCM khẳng định không có chuyện đó.
- Một số chùa tại tỉnh Thái Bình tổ chức lễ Vu lan
- TP.HCM: Lễ cầu nguyện dựng Tam quan chùa Phật Cô Đơn
- Quận 3 tổng kết và phát thưởng hội thi giáo lý
- Khánh Hòa: Ni giới thị xã Ninh Hòa tạ pháp An cư
- Chùa Bồ Đề Lan Nhã với khóa tu “Một ngày an lạc”
Audio
Bà Trịnh Kim Chi kể, một tài khoản Facebook đã đăng bài quyên góp tiền cho người mất có liên quan đến chùa Nghệ sĩ tại Gò Vấp (TP.HCM).
Theo đó, tài khoản nói trên chia sẻ một bài đăng: "Một người mất có hoàn cảnh khó khăn nên đưa vào chùa Nghệ sĩ tại Gò Vấp. Sau đó, muốn đưa xác đi thì nhà chùa không cho mang ra và đòi phí mai táng là 32 triệu đồng…".
"Từ trước đến nay, chùa Nghệ sĩ không nhận mai táng bất cứ đám tang nào trừ trường hợp đám tang của nghệ sĩ có hoàn cảnh khó khăn, neo đơn và chùa nhận hoàn toàn miễn phí. Các chi phí đám tang do Ban Ái hữu Nghệ sĩ TP.HCM bỏ ra", bà Trịnh Kim Chi nói.
Chính vì vậy, với việc đăng tin như trên làm ảnh hưởng rất lớn đến chùa - bà Chi khẳng định - "đây là thông tin bịa đặt và vu khống".
Sau khi bà bình luận vào bài đăng, chủ tài khoản đã cho ẩn bài nhưng không một lời xin lỗi, đính chính.
Được biết, chùa Nghệ Sĩ - nơi an nghỉ của hơn 500 nghệ sĩ sân khấu. Chùa còn có tên Nhựt Quang tự, hoặc Phật Quang tự, nằm ở đường Thống Nhất, phường 11, quận Gò Vấp.
Theo tài liệu của Hội Sân khấu TP HCM, năm 1957, bà Trương Phụng Hảo (nghệ sĩ Phùng Há) - Hội trưởng Hội Nghệ sĩ Ái hữu - vận động kinh phí để mua đất xây chùa và nghĩa trang cho giới nghệ sĩ, với diện tích 6.080 m2.
Năm 1969, Chùa Nghệ sĩ được xây dựng với quy mô là am nhỏ, từ kinh phí vận động cúa nhà hảo tâm, dành làm nơi thờ phượng hài cốt nghệ sĩ.
Sau 1975, nơi này do Hội Sân khấu thành phố tiếp quản từ Hội Ái hữu nghệ sĩ tương tế (không có giấy tờ pháp lý kèm theo) và giao cho Ban Ái hữu nghệ sĩ trực tiếp quản lý, đồng thời để các nhà sư về trọ và theo học tại các học viện Phật giáo.
Từ tháng 1/2022, Ban chấp hành Hội sân khấu thống nhất với chính quyền địa phương không tiếp tục để tu sĩ cư trú tại đây, bởi Hội Sân khấu không có chức năng tổ chức hoạt động tôn giáo.
Hiện nay, trên mạng xã hội có rất nhiều tin giả, đặc biệt liên quan đến vận động từ thiện, cúng dường. Cách đây một tháng, 9/3, Giáo hội Phật giáo VN đã có văn bản cảnh báo việc lừa đảo trục lợi, xuyên tạc hình ảnh Phật giáo.
Tin liên quan
-
Nguyên Chủ tịch nước và Tổng lãnh sự Ấn Độ viếng chùa Pháp Minh
-
Bí ẩn về ngôi chùa gỗ cao nhất thế giới
-
Công bố Giải báo chí toàn quốc về Phật giáo năm 2024
-
Về ngôi bảo tháp tôn trí Xá lợi răng Phật ở Trung Quốc
-
Lý do chùa Ba Vàng tạm hoãn tổ chức Khóa tu mùa hè năm 2024?
-
Tuyên Quang: Lễ tác pháp An cư kiết hạ PL.2568 tại chùa An Vinh