Oan gia nghiệp báo
- Sự Kiện
- cách đây 5 năm
- 229 lượt xem
- Nguồn: www.giacngo.vn
GN - Dân tộc ta mà mất đạo đức đó thì chẳng khác gì quỷ cai trị người. “Không tin ở nghiệp, Phật nói thế, thì bất cứ việc gì ác cũng có thể làm”.
- Sự kế tục làm sáng đạo giữa đời
- Vì thương Phật…
- Việc suy cử trụ trì tổ đình Sắc tứ dời sau tháng 7-2020
- “Củng cố niềm tin cho Phật tử là nhiệm vụ quan trọng”
- [Video] Hội thảo về Phật học Việt Nam thời hiện đại
Lời đơn giản, ý đơn giản, đạo đức đâu cần lý thuyết cao xa - Ảnh: doisongvaphaply
Đức Phật kể, tôi tóm lược:
Tại thành Xá Vệ, có một thương nhân lạ thường. Ông giàu nứt đố đổ vách, bạc vàng chật nhà, nhưng ông không tiêu một đồng, cũng không cho ai một xu. Cao lương mỹ vị dọn lên, ông không ăn, chỉ húp cháo cám với tương chua. Y phục lụa là tẩm hương chiên đàn mang đến, ông bảo đem cất đi, chỉ mặc vải bố. Xe ngựa lọng vàng, cán bạc, ông không ngồi, chỉ chọn chiếc xe cũ mèm, ọp ẹp. Ô dù, ông hất đi, mưa nắng che đầu bằng lá cây. Ông chết không có thừa kế, quan quân chở bạc vàng của ông về cung suốt bảy ngày đêm mới hết.
Chuyện lạ thường như vậy, ông mắc nợ ai, gánh cái gì nặng như núi trên vai? Nhà vua thắc mắc, thân hành đến hỏi Đức Phật:
- Bạch Thế Tôn, một thương nhân thật lạ thường vừa qua đời ở Xá Vệ. Suốt bảy ngày liền, tài sản vị ấy được chở vào hoàng cung vì không người thừa kế. Tuy tài sản nhiều như vậy, trước kia ông không hề hưởng thụ phú quý, cũng không đem cho ai cả. Tài sản ấy như thể một hồ sen được ác quỷ canh giữ. Một hôm, ông lăn đùng ra chết sau khi đã từ chối hưởng thụ cao lương mỹ vị suốt đời. Tại sao một người ích kỷ và đáng chê trách như vậy lại tạo dựng được tài sản thế kia và vì duyên cớ gì ông không hề nghĩ đến việc thụ hưởng phú quý?
Đọc chuyện đến đây trong kinh Tiểu bộ, tôi thầm nghĩ: chẳng lẽ ông này bị ma ám? Cô hồn nào theo ông suốt đời, không cho ông ăn, không cho ông mặc, bắt ông phải thâu tiền vào mà không chi ra một xu? Đức Phật trả lời ông vua bằng cách kể lại đời trước của chính ông thương nhân kỳ dị. Đời trước, ông là một phú gia ở vương quốc khác.
Ngày xưa, tại xứ Ba-la-nại, có một ông phú gia ích kỷ, không mộ đạo, không bố thí. Một hôm, trên đường đi chầu vua, ông thấy một vị Độc giác Phật đang khất thực. Ông hỏi:
- Thưa Tôn giả, Ngài đã khất thực chưa?
- Này, ông phú gia, Ta chưa khất thực.
Ông phú gia bảo người nhà:
- Này, đưa Ngài về nhà ta, mời lên sàng tọa của ta, dâng một chén cơm đầy thức ăn dành cho ta.
Người nhà đưa Ngài về nhà, mời ngồi xong, trình báo với bà vợ của phú gia. Bà vợ dâng ngài một chén cơm đầy cao lương mỹ vị. Ngài bưng bình bát, rời khỏi nhà, gặp lại ông phú gia vừa chầu vua xong, trên đường về lại nhà. Ông vái chào và hỏi Ngài đã nhận được thực phẩm chưa.
- Này, ông phú gia, ta đã nhận rồi.
Ông phú gia nhìn vào bát và không đồng ý. “Ôi, sao bát cơm đầy cao lương mỹ vị thế này! Kẻ gia nhân nào mà ăn được một bát như thế này sẽ làm cho ta biết bao nhiêu việc nặng nhọc! Ôi, thiệt thòi!”. Tư tưởng ấy dấy lên trong đầu ông, làm cho ông sau khi bố thí mà lòng không vui.
Đó là đời trước của thương nhân kỳ dị kia. Trong đời này, ông ấy được nhiều tài sản do đã cúng dường cho vị Độc giác Phật, nhưng không hưởng được phú quý do đã không làm cho tư tưởng được thanh tịnh sau khi bố thí. Bố thí là làm với tư tưởng hoan hỷ trước khi bố thí và tiếp tục với tư tưởng hoan hỷ sau khi bố thí. Bố thí như vậy thì phước đức mới vẹn toàn.
Đức Phật nói gì? Tư tưởng, tư tưởng, tư tưởng... Chỉ một tư tưởng dấy lên thôi trong tâm, nghiệp đi theo. Con ma nằm ở trong ta. Con ma ấy quấy phá ta. Ta tụng kinh trước Phật cũng là để trừ con ma ấy. Ta giúp ta an lành. Phật giúp ta an lành.