Phật giáo Bà Rịa-Vũng Tàu: Những dấu ấn Phật sự của khóa VI
- Tin Tức
- cách đây 2 năm
- 80 lượt xem
- Nguồn: www.phatgiao.org.vn
Bà Rịa-Vũng Tàu là một trong 3 tỉnh, thành thuộc miền Đông Nam Bộ có số lượng Tăng Ni, cơ sở tự viện nhiều nhất trong cả nước.
- [TOÀN CẢNH] Di quan Đại lão Hòa thượng Thích Trí Quang trà-tỳ
- Phân ban Ni giới T.Ư họp, triển khai Phật sự
- Khánh Hòa: Lễ Tự tứ tại tổ đình Nghĩa Phương
- Chùa Thanh Hà cứu trợ khẩn cấp người dân vùng bão
- TT-Huế: Lễ nhập kim quan Đại lão HT.Thích Trí Quang
Audio
Sắp tới, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh sẽ tổ chức Đại hội đại biểu Phật giáo tỉnh lần thứ VII, nhiệm kỳ 2022-2027, tại Trung tâm Văn hóa - TP.Bà Rịa, nhằm suy cử nhân sự của Ban Trị sự nhiệm kỳ mới và đề ra phương hướng hoạt động Phật sự để xây dựng và phát triển Phật giáo tỉnh nhà.
440 tự viện, 3.789 Tăng Ni, 409.000 tín đồ
Sau khi Đại hội đại biểu Phật giáo các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đã được tổ chức thành công, Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã chuẩn y nhân sự 7 Ban Trị sự GHPGVN cấp huyện, thị xã, thành phố nhiệm kỳ 2021-2026. Theo đó, Ban Trị sự tỉnh đã vận dụng nguồn trí tuệ tập thể của hơn 500 Tăng Ni được bổ nhiệm ở các ban chuyên môn và 156 Tăng Ni hoạt động ở Ban Trị sự Phật giáo 7 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh, trở thành “cánh tay nối dài” của Ban Trị sự tỉnh, triển khai các hoạt động Phật sự đạt được những thành tựu nhất định.
Tính đến năm 2022, toàn tỉnh có 34 vị Hòa thượng; 88 vị Thượng tọa, 31 vị Ni trưởng, 139 vị Ni sư. Phân ban Ni giới tỉnh được thành lập theo Quyết định số 452/QĐ/BTS ngày 24-10-2012. Đến nay, Phân ban hoạt động đồng bộ, khởi sắc, tích cực trong quản lý sinh hoạt tu học của Ni giới và luôn đồng hành cùng Giáo hội tỉnh.
Hàng năm, Ban Tăng sự tỉnh cùng Ban Trị sự tỉnh hướng dẫn và tạo điều kiện cho Ban Trị sự GHPGVN các quận, huyện, thành phố tổ chức cho khoảng 3.000 Tăng Ni an cư tập trung và an cư tại chỗ tại 20 trụ xứ.
Trong khóa VI (2017-2022), Ban Tăng sự tỉnh phối hợp Ban Trị sự GHPGVN tỉnh tổ chức Đại giới đàn Bảo Tạng (2018) và Đại giới đàn Huệ Đăng (2020). Mỗi Đại giới đàn đã truyền giới cho hơn 1.200 giới tử Tăng Ni và hơn 600 cư sĩ Phật tử thọ giới Bồ-tát và Thập thiện.
Ban Giáo dục Phật giáo, Trường Trung cấp Phật học Đại Tòng Lâm tổ chức đào tạo lớp cao đẳng liên thông giữa Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM, giai đoạn 2019 - 2021 có 2 khóa tốt nghiệp; mở Lớp Sơ cấp Phật học tại chùa Phước Linh (xã Tam Phước), đào tạo được 2 khóa. Đầu năm 2022, Ban Giám hiệu Trường Trung cấp Phật học Đại Tòng Lâm khai giảng, trao bằng tốt nghiệp cho lớp cao đẳng khóa VIII gồm 63 Tăng Ni. Hiện nay, trường đang đào tạo năm thứ 3 của lớp trung cấp khóa X gồm có 116 Tăng Ni sinh; Ban Giám hiệu sẽ tiếp tục chiêu sinh lớp cao đẳng khóa IX và trung cấp khóa XI vào cuối năm 2022.
Sau 32 năm thành lập, Trường Trung cấp Phật học Đại Tòng Lâm đã xuống cấp nên Hòa thượng Thích Quảng Hiển, Hiệu trưởng đã xây dựng, nâng cấp để xứng tầm là ngôi trường Phật học ở miền Đông Nam Bộ.
Các thành viên Ban Hoằng pháp tích cực và nhiệt tình tham gia giảng dạy tại Trường Cao Trung Phật học tại 2 cơ sở Đại Tòng Lâm, Ni viện Thiện Hòa và Lớp Sơ cấp Phật học huyện Long Điền. Ban Hoằng pháp thuyết giảng vào mùa Phật đản tại các đạo tràng, khóa tu, lễ đài, trường hạ tại các huyện: Long Điền, Đất Đỏ, Xuyên Mộc, Châu Đức, thị xã Phú Mỹ, TP.Bà Rịa, TP.Vũng Tàu.
108 đạo tràng, 10.310 hành giả
Theo thống kê năm 2022, toàn tỉnh có hơn 409.000 tín đồ Phật tử trên tổng số 1.154.000 dân cư. Ban Hướng dẫn Phật tử tỉnh tổ chức 2 hội thi giáo lý cho Phật tử toàn tỉnh tại chùa Như Ý với 750 thí sinh vào năm 2019 và 2022; tổ chức khóa tu mùa hè, đạo tràng Phật tử tại các tự viện với 10.310 hành giả… Gia đình Phật tử tỉnh hiện có 33 đơn vị, với tổng cộng có 228 huynh trưởng, 1.330 đoàn sinh.
Các ban chuyên môn như Tăng sự, Hoằng pháp, Văn hóa, Pháp chế, Kiểm soát, Nghi lễ, Kinh tế-Tài chánh, Phật giáo Quốc tế thực hiện các hoạt động Phật sự trong nhiệm kỳ với nhiều thành tựu đáng khích lệ. Đặc biệt, Ban Thông tin-Truyền thông tích cực phối hợp với Văn phòng Ban Trị sự tỉnh kịp thời phổ biến các quyết định, thông tư, thông báo, công văn của Ban Trị sự tỉnh; kết hợp các ban chuyên môn truyền thông công tác hành chánh Giáo hội, hoạt động Phật sự; quản lý, thực hiện tin, ảnh, phóng sự, bài viết cho các chuyên mục trên website: phatgiaobariavungtau.org.vn;
Tuyên truyền công tác phòng chống dịch, hoạt động đồng hành phòng chống dịch của Ban Trị sự các cấp, Tăng Ni các tự viện; hỗ trợ các đơn vị Ban Trị sự cấp huyện trong việc tuyên truyền thông tin đại hội Phật giáo cấp huyện nhiệm kỳ 2021-2026; Ban Thông tin-Truyền thông Phật giáo tỉnh cũng cộng tác viết tin, bài, ảnh về hoạt động Phật sự trong tỉnh đăng trên báo Giác Ngộ, Giác Ngộ online, các trang Phật sự của Trung ương Giáo hội và các địa phương.
Toàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu có 4 cơ sở tự viện hoạt động bảo trợ xã hội, được chính quyền cấp giấy phép hoạt động, đó là các trung tâm nhân đạo: Hộ Pháp, Từ Ân, Hồng Quang, Bồng Lai và hoạt động của 4 bếp ăn phục vụ bệnh nhân nghèo tại các bệnh viện.
Từ năm 2017 đến tháng 9-2022, toàn Giáo hội, Tăng Ni, tín đồ, Phật tử trong tỉnh thực hiện công tác từ thiện, an sinh xã hội ước tính trị giá trên 419, 8 tỷ đồng.
“Sau Đại hội khóa 2017-2022, Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu triển khai nghị quyết, tổ chức cho các Ban Trị sự huyện, thị xã, thành phố, cùng các ban chuyên môn đi vào hoạt động nhịp nhàng, đồng bộ và phát triển các hoạt động Phật sự.
Hoạt động Phật sự của GHPGVN tỉnh khóa VI ngoài thành tựu về công tác hành chánh Giáo hội còn có hoạt động giáo dục, hoằng pháp, Tăng sự, văn hóa… đạt được kết quả nổi bật. Các tự viện trên địa bàn được trùng tu, xây dựng, chỉnh trang trang nghiêm, tổ chức các đạo tràng cho Phật tử tu học ổn định và nề nếp. Đại dịch Covid-19 vào năm 2021, nửa năm 2022, Giáo hội tỉnh vận động Tăng Ni, Phật tử chấp hành các chỉ thị về phòng chống dịch, hưởng ứng đóng góp, chia sẻ khó khăn với đồng bào, đồng hành cùng địa phương trong các công tác từ thiện, an sinh xã hội.
Tuy nhiên, vào thời điểm chuẩn bị tổ chức đại hội đại biểu Phật giáo tỉnh lại có vướng mắc cho nên Ban Trị sự GHPGVN tỉnh là một trong 3 đơn vị khó khăn, triển khai tổ chức đại hội sau cùng. Bởi lẽ, Phật giáo tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đông Tăng Ni nhưng thiếu vị Hòa thượng kế thừa, nhiếp chúng với vai trò lãnh đạo Ban Trị sự, trong khi đó lại có nhiều vị Thượng tọa ngang tầm nhau.
Sau khi tôi tuyên bố mãn nhiệm kỳ thì cũng có ý kiến này ý kiến nọ gây mất sự hòa hợp, đoàn kết trong nội bộ. Do vậy, cho đến ngày hôm nay (5-10-2022), Ban Trị sự mới chuẩn bị các công tác tổ chức đại hội. Với đặc thù của Phật giáo tỉnh là đông Tăng Ni, tập hợp nhiều hệ phái, trong đó 3 hệ phái chính: Nam tông, Khất sĩ, Bắc tông, do vậy Đại hội đại biểu Phật giáo tỉnh lần thứ VII này, tôi có làm đơn thỉnh nguyện gởi đến Trung ương Giáo hội đề nghị cử một vị Hòa thượng về đây làm Trưởng ban Trị sự tỉnh để ‘điều khiển đầu sào’, nhiếp chúng và tổ chức thành công Đại hội đại biểu Phật giáo tỉnh nhiệm kỳ 2022-2027”.
Hòa thượng Thích Quảng Hiển, Ủy viên Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, đồng Trưởng ban Tổ chức Đại hội nhận định.
Tin liên quan
-
Nguyên Chủ tịch nước và Tổng lãnh sự Ấn Độ viếng chùa Pháp Minh
-
Bí ẩn về ngôi chùa gỗ cao nhất thế giới
-
Công bố Giải báo chí toàn quốc về Phật giáo năm 2024
-
Về ngôi bảo tháp tôn trí Xá lợi răng Phật ở Trung Quốc
-
Lý do chùa Ba Vàng tạm hoãn tổ chức Khóa tu mùa hè năm 2024?
-
Tuyên Quang: Lễ tác pháp An cư kiết hạ PL.2568 tại chùa An Vinh