Sáng 10/2: Livestream Lễ dâng hương cầu nguyện quốc thái dân an tại Yên Tử
- Tin Tức
- cách đây 3 năm
- 64 lượt xem
- Nguồn: www.phatgiao.org.vn
Trong không khí mùa xuân đang khởi sắc đầu năm mới, vào 9h sáng mùng 10 tháng Giêng (tức ngày 10/2/2022), Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh tổ chức Lễ dâng hương cầu nguyện quốc thái dân an tại chùa Hoa Yên, Khu Di tích và Danh thắng Yên Tử, TP Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh.
- Chùa Bồ Đề Lan Nhã với khóa tu “Một ngày an lạc”
- Phân ban Ni giới T.Ư họp, triển khai Phật sự
- Lễ Vu lan, dâng y tại Pháp viện Minh Đăng Quang
- Tây Ninh: Khánh thành tịnh xá Ngọc Thạnh
- Khánh Hòa: Ni giới thị xã Ninh Hòa tạ pháp An cư
Buổi lễ được tổ chức đặc biệt trang trọng để ôn lại giá trị lớn lao và trường tồn của Non thiêng Yên Tử, cội nguồn lịch sử của Thiền phái Trúc Lâm, công đức của Phật hoàng Trần Nhân Tông; bao gồm nghi thức cung rước từ chân dốc dẫn lên Huệ Quang Kim Tháp và chùa Hoa Yên, lễ dâng hương cầu nguyện quốc thái dân an và lễ đóng dấu thiêng Yên Tử.
Buổi lễ sẽ được phát trực tiếp trên Facebook Yên Tử Mountain để Quý Tăng Ni, Phật tử, du khách gần xa cùng hướng lòng về tham dự.
Danh sơn Yên Tử nằm ở vùng Đông Bắc Việt Nam, thuộc thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh, cách vịnh Hạ Long khoảng 50 km và cách thủ đô Hà Nội khoảng 110 km.

Chùa Đồng trên đỉnh Yên Tử
Theo sử sách thì Yên Tử vốn là một trong "tứ địa linh" của Việt Nam
Núi càng linh thiêng hơn khi có các đạo sỹ, cao tăng, thánh hiền đến đây tu tập, bồi đắp thêm truyền thống, tinh thần và năng lượng chánh đạo. Từ thế kỷ 3 trước Công nguyên, có đạo sỹ tên là An Kỳ Sinh lên núi tu tiên, chữa bệnh cứu người. Người xưa tôn kính gọi ông là An Tử và gọi núi là An Tử Sơn, tức núi Yên Tử ngày nay. Thời Lý, có thiền sư Hiện Quang vào sâu trong núi Yên Tử kết cỏ lập am tranh, khai sơn chùa Hoa Yên, khơi nguồn mạch cho dòng thiền Yên Tử, được tiếp nối bởi quốc sư Đạo Viên, quốc sư Đại Đăng, thiền sư Tiêu Dao, thiền sư Huệ Tuệ…cho đến tận ngày nay.
Yên Tử càng trở nên đặc biệt linh thiêng từ thế kỷ 13, khi đức vua anh minh Trần Nhân Tông từ bỏ ngai vàng lên Yên Tử tu hành, giác ngộ Phật, trở thành vị hoàng đế duy nhất đắc quả vị Phật. Ngài sáng lập và trở thành Sơ tổ của Thiền phái Trúc Lâm, dòng thiền mang đậm bản sắc Việt. Từ đó, Yên Tử trở thành thánh địa Phật giáo Đại Việt và là nơi phát tích của Phật giáo Việt Nam.
Tin liên quan
-
Nguyên Chủ tịch nước và Tổng lãnh sự Ấn Độ viếng chùa Pháp Minh
-
Bí ẩn về ngôi chùa gỗ cao nhất thế giới
-
Công bố Giải báo chí toàn quốc về Phật giáo năm 2024
-
Về ngôi bảo tháp tôn trí Xá lợi răng Phật ở Trung Quốc
-
Lý do chùa Ba Vàng tạm hoãn tổ chức Khóa tu mùa hè năm 2024?
-
Tuyên Quang: Lễ tác pháp An cư kiết hạ PL.2568 tại chùa An Vinh