Thanh Hóa: Lễ hội rước nước cổ truyền chùa – Phủ Báo Ân

  1. Tin Tức
  2. cách đây 1 năm
  3. 50 lượt xem
  4. Nguồn: www.phatgiao.org.vn
1  2  3  4  5
0/5 - 0 Bình chọn - 50 Lượt xem

Ngày 19 - 3 ( tức 28- 2 năm Quý Mão), tại Di tích lịch sử văn hóa chùa – phủ Báo Ân (xã Vĩnh Hùng, Vĩnh Lộc ), nhà chùa phối hợp với UBND xã Vĩnh Hùng long trọng tổ chức Lễ hội rước nước cổ truyền chùa - phủ Báo Ân năm 2023.

Đây là lễ hội độc đáo mang đậm nét văn hóa vùng ven sông Mã, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài huyện đến tham dự.

Lễ hội năm nay diễn ra từ 27 đến 28- 2 âm lịch. Sau nghi thức dâng hương là phần lễ chính “Rước nước” với sự tham gia của 5 chiếc thuyền trên bến Báo Ân. Lễ hội diễn ra nhộn nhịp thu hút đông đảo nhân dân và du khách. Theo tiếng hò khoan, đoàn thuyền bắt đầu chạy 3 vòng quanh vịnh Quần Tiên , ghềnh Trùng Trục, bãi đá Bàn, hòn đá Ngốc... rồi rước nước về dâng lên cúng Phật, Mẫu, cầu cho quốc thái dân an, mùa màng tốt tươi.

thanh hoa  le hoi ruoc nuoc co truyen chua  ?? phu bao an

Niệm Phật cầu gia hộ

thanh hoa  le hoi ruoc nuoc co truyen chua  ?? phu bao an

Chư tôn đức Tăng, Ni và đại biểu chính quyền các cấp dự lễ khai mạc

Trước đó, tối ngày 27- 2 (âm lịch) người dân và du khách tập trung tại bến sông Mã trước cổng chùa Báo Ân để tham gia hội “Hoa đăng” với mong ước cầu cho một năm tốt lành, sung túc. Những chiếc hoa đăng được thả kín trên mặt nước, lung linh xuôi theo dòng chảy trên mặt sông.

Trong hai ngày diễn ra lễ hội, tại khuôn viên nhà chùa đã diễn ra nhiều trò chơi dân gian truyền thống như đẩy gậy, kéo co, cờ người, bài điếm và các hoạt động văn hóa văn nghệ khác.

Lễ hội rước nước một loại hình văn hoá dân gian, một nghi thức tâm linh đặc sắc mang đậm bản sắc của người dân vùng ven sông Mã. Không chỉ là nét đẹp văn hóa truyền thống, lễ hội rước nước chùa - phủ Báo Ân còn là dịp để du khách thập phương hành hương, chiêm bái, lễ Phật. 

Chùa Báo Ân là ngôi chùa có từ lâu đời, chưa  xác định rõ thời gian xây dựng song người dân nơi đây tin rằng ngôi chùa mặt hướng ra dòng Mã giang này có từ thời Lý - Trần. Bởi dưới hai triều đại này, đạo Phật phát triển thịnh vượng ở nước ta. Chùa thờ Phật và Mẫu. Trước kia, trong khuôn viên chùa gồm các công trình: Nhà gỗ, nhà đá  khá rộng và sân rước bóng. Hiện nay chùa gồm các hạng mục: Cung Tam Bảo (xây dựng lại năm 2004), Phủ, tượng phật Quán Thế Âm Bồ Tát, Bia và tháp Viên Quang. Đặc biệt, trong chùa hiện còn lưu giữ được một số hiện vật cổ có giá trị như: Bia đá tháp viên Quang, Tháp cổ; pho tượng Di Đà cỡ lớn, pho tượng Tam Thế cỡ lớn, một chuông đồng…Xưa kia, chùa có tên gọi Lộc Sơn tự, về sau mới đổi thành Báo Sơn tự, gắn với câu chuyện về nhà sư họ Bùi, cũng chính là người được thờ trong tháp Viên Quang

thanh hoa  le hoi ruoc nuoc co truyen chua  ?? phu bao an

Niêm hương, bạch Phật thực hiện nghi lễ rước nước truyền thống

Theo nội dung văn bia “Viên Quang tháp nội bi kí” tại chùa Báo Ân được tri huyện Minh Chính Cao Lạc Hiển Lỗ Vương soạn dưới thời vua Tự Đức, tháp Viên Quang được dựng năm 1852 do bậc tôn thiền sư Thích Thủ - hiệu Diệu Trì xây dựng. Người được thờ trong tháp họ Bùi, tên húy Tại Tâm, hiệu Diệu Chấn vốn người huyện Thanh Miện, được một gia đình ở đất Bồng Thượng nuôi dưỡng 15 năm.

Vốn là người có tư chất thông minh, ông từng tìm đến vùng đất Yên Sơn thuộc tỉnh Sơn Đông (Trung Quốc ngày nay) - quê hương của Khổng Tử để tầm sư học đạo suốt nhiều năm liền. Sau đó, trở lại chùa Lộc Sơn, đổi tên thành Báo Ân tự với ý nghĩa “Báo đáp phải báo đáp” đó là “Ân” vậy. Sinh thời, nhà sư Tại Tâm được ngợi ca là người không ngại khó, ngại khổ, dốc lòng cho việc tu tập, danh thơm xa gần đều biết.

thanh hoa  le hoi ruoc nuoc co truyen chua  ?? phu bao an

Đông đảo du khách thập phương tham gia lễ rước nước tại bến Sông Mã

Theo ghi chép tại địa phương,  hưởng ứng phong trào Cần Vương, vào cuối thế kỷ 19, chùa Báo Ân được Tiến sĩ Tống Duy Tân chọn là nơi gặp gỡ, luận bàn quân cơ. Cuộc khởi nghĩa thất bại, cụ Nguyễn Sử Trí - một nhân sĩ tham gia khởi nghĩa Hùng Lĩnh đã lui về ở ẩn tại chùa. 

Thời kỳ trước cách mạng tháng tám năm 1945, chùa Báo Ân là nơi liên lạc và ẩn náu của các chiến sĩ cộng sản. Trong kháng chiến chống Pháp nơi đây đã nuôi dưỡng, chăm sóc và cứu chữa thương bệnh binh.

thanh hoa  le hoi ruoc nuoc co truyen chua  ?? phu bao an

Chư Tăng Ni tham gia vào đoàn thuyền rước nước

thanh hoa  le hoi ruoc nuoc co truyen chua  ?? phu bao an

“Rước nước” với sự tham gia của 5 chiếc thuyền trên bến Báo Ân.

Nguồn: www.phatgiao.org.vn

Tin liên quan