Bí ẩn về bức tượng toát vẻ siêu phàm, thoát tục với giá gần 40 tỷ đồng
- Tin Tức
- cách đây 1 năm
- 82 lượt xem
- Nguồn: www.phatgiao.org.vn
Một nhà sưu tầm mua bức tượng ở sạp hàng giá 1,3 triệu đồng, nhưng lại bán được gần 40 tỷ đồng.
- Một số chùa tại tỉnh Thái Bình tổ chức lễ Vu lan
- [TOÀN CẢNH] Di quan Đại lão Hòa thượng Thích Trí Quang trà-tỳ
- Chùa Thanh Hà cứu trợ khẩn cấp người dân vùng bão
- TT-Huế: Lễ nhập kim quan Đại lão HT.Thích Trí Quang
- Gần 3.000 giới tử dự lễ khai mạc Đại giới đàn Diệu Tâm
Theo đó, có một người bán đồ cũ ở vỉa hè từng quay video về bức tượng cổ và đăng trên Douyin để quảng cáo. Tuy nhiên, đoạn video không được nhiều người quan tâm vì bức tượng trông cũ kỹ, không có điểm nổi bật. Sau cùng, bức tượng này đã được một nhà sưu tầm không công khai danh tính mua với giá 400 NDT (khoảng 1,3 triệu đồng).
Ban đầu, bức tượng trông cũ kỹ, ố bẩn, thậm chí còn có vết nứt. Tuy nhiên, sau khi được vệ sinh cẩn thận, bức tượng trở nên sáng bóng và để lộ rra dòng chữ Hà Chiêu Tông. Nhà sưu tầm ẩn danh này đã mang bức tượng tới nhờ chuyên gia giám định và sau đó mang đi đấu giá. Hóa ra đây là một bức tượng sứ trắng của nghệ nhân gốm Hà Chiêu Tông (1522 - 1600) nổi tiếng thời nhà Minh.
Mới đây, đầu tháng 7/2023, tại phiên đấu giá do công ty Sungari tổ chức, sau 20 phút và 60 lượt trả giá, bức tượng cổ này đã được bán với giá 12.075.000 NDT (khoảng 39,7 tỷ đồng).
Theo các chuyên gia, bức tượng mới được bán đấu giá với gần 40 tỷ đồng trên thực chất là tượng Bồ Đề Đạt Ma. Đây là một tác phẩm hiếm có còn lưu giữ đến nay của nghệ nhân Hà Chiêu Tông thời nhà Minh (1368 - 1644).
Khuôn mặt của bức tượng Phật được chạm khắc tinh xảo, rất đáng kinh ngạc. Các chuyên gia cổ vật nhận định rằng, vết nứt ở trên bức tượng thuộc dạng "diêu liệt", có nghĩa là người xưa đã biết về vết nứt khi nung nhưng vẫn giữ lại. Do đó, vết nứt này không được coi là nhược điểm quá lớn. Các chuyên gia cũng xác định vết nứt này không phải do sơ suất của người đời sau gây ra.
Ngoài ra, theo các chuyên gia, đối với việc sưu tập tượng Phật, điều quan trọng nhất là khuôn mặt, tiếp theo là phần cổ, tay và chân có nguyên vẹn hay không. Trên thực tế, bức tượng Bồ Đề Đạt Ma này có gương mặt tinh xảo, những đường nét ảo rất mềm mại, phủ lên trên tay và chân tượng.
Bức tượng cổ này thuộc dạng đồ sứ của lò Đức Hóa (thuộc huyện Đức Hóa, tỉnh Phúc Kiến), nơi nổi tiếng với nghề chạm khắc sứ vào thời nhà Minh.
Hầu hết các tác phẩm điêu khắc của lò Đức Hóa đều là các nhân vật trong Phật giáo, chẳng hạn như Quan Thế Âm Bồ Tát, Bồ Đề Đạt Ma...
Theo các chuyên gia, bên cạnh các đặc điểm trên khuôn mặt, việc chạm khắc phần thân và phần vải choàng của bức tượng cũng là một thử thách không hề đơn giản. Cụ thể, để có thể làm được phần vải choàng được đánh giá là mềm mại và uyển chuyển như nước trên thân bức tượng trên đòi hỏi nghệ nhân phải có tay nghề và kỹ thuật cao.
Trước đây, đồ sứ trắng Đức Hóa không được đặc biệt chú ý. Tuy nhiên, khoảng 10 năm trở lại đây, các tác phẩm của dòng sứ này ngày càng được các nhà sưu tập ưa chuộng và giá trị đấu giá cũng tăng lên.
Hiện nay, chỉ có một vài bức tượng của nghệ nhân Hà Chiêu Tông được lưu giữ trong các bảo tàng. Trong đó, Bảo tàng Cố Cung (Trung Quốc) hiện đang lưu giữ bức tượng Đạt Ma quá hải.
Năm 2017, một bức tượng Quan Thế Âm Bồ Tát của Hà Chiêu Tông đã được bán với mức giá 19,3 triệu HKD (gần 59 tỷ đồng). Đây cũng là tác phẩm có mức giá bán đấu giá kỷ lục của dòng sứ Đức Hóa.
Nguồn: Thevalue, Sohu
Tin liên quan
-
Nguyên Chủ tịch nước và Tổng lãnh sự Ấn Độ viếng chùa Pháp Minh
-
Bí ẩn về ngôi chùa gỗ cao nhất thế giới
-
Công bố Giải báo chí toàn quốc về Phật giáo năm 2024
-
Về ngôi bảo tháp tôn trí Xá lợi răng Phật ở Trung Quốc
-
Lý do chùa Ba Vàng tạm hoãn tổ chức Khóa tu mùa hè năm 2024?
-
Tuyên Quang: Lễ tác pháp An cư kiết hạ PL.2568 tại chùa An Vinh