Đồng bào Khmer ở Sài Gòn tới chùa vui đón Tết
- Tin Tức
- cách đây 7 tháng
- 133 lượt xem
- Nguồn: www.phatgiao.org.vn
Tết cổ truyền là hoạt động thường niên nhằm tăng cường sự hiểu biết, giao lưu văn hóa và hợp tác đa dạng giữa Việt Nam và các nước láng giềng Campuchia - Lào - Thái Lan - Myanmar.
- Một số chùa tại tỉnh Thái Bình tổ chức lễ Vu lan
- Chùa Thanh Hà cứu trợ khẩn cấp người dân vùng bão
- Chùa Bồ Đề Lan Nhã với khóa tu “Một ngày an lạc”
- Khánh Hòa: Lễ Tự tứ tại tổ đình Nghĩa Phương
- Khánh Hòa: Ni giới thị xã Ninh Hòa tạ pháp An cư
Audio
Phát biểu tại buổi lễ, ông Hồ Xuân Lâm, Phó Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị TP.HCM nhấn mạnh, đây là hoạt động thường niên nhằm tăng cường sự hiểu biết, giao lưu văn hóa và hợp tác đa dạng giữa Việt Nam và các nước láng giềng Campuchia - Lào - Thái Lan - Myanmar.
Ông Lâm khẳng định mối quan hệ gắn bó, cùng chia sẻ trong quá trình xây dựng và phát triển giữa Việt Nam và các nước bạn. Đồng thời bày tỏ mong muốn hướng đến một cộng đồng ASEAN hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển thịnh vượng.
Thay mặt các Tổng Lãnh sự, ông Vanxay Keovilay, Lãnh sự Tổng Lãnh sự quán CHDCND Lào tại TP.HCM đã phát biểu chúc mừng những thành tựu mà Lào đạt được trong năm qua. Ông cũng bày tỏ lòng biết ơn và gửi lời chúc tốt đẹp nhất đến lãnh đạo và nhân dân TP.HCM.
Lễ hội Tết cổ truyền Campuchia - Lào - Myanmar - Thái Lan là một sự kiện văn hóa ý nghĩa, góp phần củng cố tình hữu nghị, giao lưu văn hóa và hợp tác đa dạng giữa Việt Nam và các nước láng giềng, ông Vanxay Keovilay nhấn mạnh.
Hòa thượng Thích Thiện Tâm, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trụ trì chùa Phổ Minh, đã chủ trì nghi thức Phật giáo trang nghiêm trong khuôn khổ lễ hội, góp phần tô điểm thêm cho bầu không khí trang trọng và thiêng liêng của buổi lễ.
Chia sẻ tại lễ hội, Hòa thượng Thích Thiện Tâm, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho biết, lễ hội Tết cổ truyền Campuchia - Lào - Myanma - Thái Lan thể hiện sự tương đồng trong văn hóa, sinh hoạt tôn giáo giữa các nước trong khu vực.
Đồng thời thúc đẩy mối quan hệ đoàn kết gắn bó giữa các dân tộc Việt Nam - Campuchia - Lào - Myanma - Thái Lan trong công cuộc xây dựng và phát triển của mỗi nước trong cộng đồng ASEAN bền vững.
Chia sẻ tại lễ hội, cô sinh viên năm cuối ĐH Y Phạm Ngọc Thạch quốc tịch Lào Phanthabonsy Maysa hào hứng chia sẻ, theo phong tục truyền thống đất nước chúng em, tết Bunpimay đón mừng năm mới gồm nhiều hoạt động lễ và hội.
Tuy nhiên không thể thiếu tục lệ tưới nước tắm Phật ở các ngôi chùa; hoặc phong tục cầu phúc cho người cao niên, lớn tuổi bằng cách vẩy nước thơm và nhận sự chúc phúc, ban phước lành từ người trên cho năm mới.
Đặc biệt là nghi thức té nước cầu mong may mắn trong năm mới, cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, cuộc sống no đủ, đất nước thanh bình, thịnh vượng...
Về dự lễ cùng các bạn, Sa My quê Trà Vinh cho hay, tết Chôl Chnăm Thmây ngoài các nghi thức lễ nghi, phần hội vào buổi tối tại đây còn diễn ra nhiều hoạt động sôi nổi với chương trình văn nghệ sôi động phục vụ bà con cộng đồng Khmer về dự lễ.
Khi trời tối, lễ hội càng vui vẻ với âm nhạc sôi động. Các đội văn nghệ, ca sĩ phục vụ bà con trên sân khấu; các bạn trẻ cũng như người lớn, nhất là các cô gái đều mặc váy áo đồng phục đầy màu sắc, đầu đội vòng hoa và gắn kim tuyến đều hòa theo hát múa xôm tụ, Sa My vui vẻ nói.
Hữu Long
(tcdulichtphcm.vn)
Tin liên quan
-
Nguyên Chủ tịch nước và Tổng lãnh sự Ấn Độ viếng chùa Pháp Minh
-
Bí ẩn về ngôi chùa gỗ cao nhất thế giới
-
Công bố Giải báo chí toàn quốc về Phật giáo năm 2024
-
Về ngôi bảo tháp tôn trí Xá lợi răng Phật ở Trung Quốc
-
Lý do chùa Ba Vàng tạm hoãn tổ chức Khóa tu mùa hè năm 2024?
-
Tuyên Quang: Lễ tác pháp An cư kiết hạ PL.2568 tại chùa An Vinh