Kỷ luật sám hối biệt chúng mà Đại đức Thích Nhuận Đức bị chế tài là gì?

  1. Tin Tức
  2. cách đây 6 tháng
  3. 60 lượt xem
  4. Nguồn: www.phatgiao.org.vn
1  2  3  4  5
0/5 - 0 Bình chọn - 60 Lượt xem

Như đã thông tin, hôm nay ngày 6/6/2024, Văn phòng 2 Trung ương Giáo hội đã có thông báo về hình thức kỷ luật đối với Đại đức Thích Nhuận Đức, do những video thuyết giảng, nghi lễ bị phản ánh phản cảm trên không gian mạng.

ky luat sam hoi biet chung ma dai duc thich nhuan duc bi che tai la gi

Đại đức Thích Nhuận Đức không được phép thuyết giảng trong 01 năm và sám hối về việc thuyết giảng thiếu chuẩn mực

Theo đó, Giáo hội nghiêm cấm Đại đức Thích Nhuận Đức thuyết giảng trong mọi hình thức trong một năm.

Đại đức Thích Nhuận Đức phải sám hối chư Tăng và Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đồng thời bị kỷ luật biệt chúng tổ đình Hộ Pháp (thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu). 

Trung ương GHPGVN giao Ban Pháp chế Trung ương, Ban Kiểm soát Trung ương và Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giám sát việc thi hành kỷ luật đối với Đại đức Thích Nhuận Đức trong vòng một năm.

Sau một năm, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu báo cáo về đạo hạnh, việc hành trì oai nghi, giới luật của Đại đức Thích Nhuận Đức.

Như vậy hình thức kỷ luật sám hối biệt chúng mà Đại đức Thích Nhuận Đức bị chế tài là phải sám hối chư Tăng và Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đồng thời bị kỷ luật biệt chúng tổ đình Hộ Pháp (thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu). 

Biệt chúng sám hối là gì?

Biệt chúng sám hối là hình thức sám hối đối với tu sĩ Phật giáo khi vi phạm giới luật, giáo luật. Tách biệt với mọi người, không được tham gia, tham dự bất kỳ một nghi lễ, thời khóa nào tại trú xứ, không được giao thiệp với bất kỳ ai.

Khoảng thời gian biệt chúng sám hối là khoảng thời gian tu sĩ suy xét những việc đã làm, ăn năn nhận lỗi và khởi tâm hối lỗi, quyết không tái phạm trước khi được xử lý bởi Đại Tăng, Tăng Đoàn, các cấp quản lý. 

Trong quản lý Tăng chúng, tu sĩ, giới luật là phương tiện tối ưu nhằm mục đích ổn định Tăng đoàn, giữ gìn hình ảnh tốt đẹp của Phật giáo, nếu không nương vào giới luật thì khó giữ gìn đoàn thể Tăng già. Giới luật phải luôn luôn được áp dụng vào đời sống sinh hoạt Tăng Ni. Vì lẽ, Giới luật là sức sống để duy trì mạng mạch Phật pháp, mạng mạch của Tăng già.

Bên cạnh giới luật là giáo luật, trong đời sống sinh hoạt của Tăng đoàn, giáo luật phải nương vào giới luật để giáo hóa Tăng Ni nhằm giúp họ sửa đổi. Giáo luật trong sinh hoạt của Tăng già là để giới luật được sáng rõ hơn nhưng phải theo khuôn phép, mực thước. Giới luật là do Đức Phật chế định. Giới luật có giá trị tuyệt đối, là mực thước, không ai được quyền sửa đổi hay làm khác đi.

Việc tu sĩ phạm giới luật tức đã làm xấu đi hình ảnh của người sứ giả Như Lai, làm hư hoại thanh danh Phật giáo. Vì vậy trước khi Tăng chúng cử tội, vị tu sĩ phạm phải giới luật cần phải sám hối biệt chúng, từ đó nhận ra lỗi lầm của mình để sửa và tác bạch trước Tăng chúng để cử tội theo đúng Luật Phật và Hiến chương quy định.

Nguồn: www.phatgiao.org.vn

Tin liên quan