Ngài Tam tạng thứ 12 Bhaddanta Abhijātābhivaṁsa (Myanmar) viên tịch ở tuổi 54
- Tin Tức
- cách đây 3 năm
- 70 lượt xem
- Nguồn: www.phatgiao.org.vn
Ngài Tam tạng thứ 12 Bhaddanta Abhijātābhivaṁsa, một trong những bậc thông thuộc Kinh tạng của Phật giáo Myanmar đã viên tịch vào ngày 7-2-2022, trụ thế 54 năm, 35 hạ lạp.
- Một số chùa tại tỉnh Thái Bình tổ chức lễ Vu lan
- [TOÀN CẢNH] Di quan Đại lão Hòa thượng Thích Trí Quang trà-tỳ
- Lễ Vu lan, dâng y tại Pháp viện Minh Đăng Quang
- TP.HCM: Lễ cầu nguyện dựng Tam quan chùa Phật Cô Đơn
- Phân ban Ni giới T.Ư họp, triển khai Phật sự
Ngài Bhaddanta Abhijātābhivaṁsa là một trong số 13 vị Tam tạng, một trong những vị được mệnh danh là người giữ gìn kho tàng Pháp bảo (Tipitạkadhara, Tipitạkakovida, Dhammabhaṇdạ̄gārika) theo truyền thống Phật giáo Myanmar.
Ngài đồng thời là một trong 9 vị Tam tạng nổi tiếng với việc giảng dạy, hoằng pháp và lãnh đạo tinh thần của truyền thống Phật giáo Nam truyền tại Myanmar nói riêng và thế giới nói chung.
Ngài Bhaddanta Abhijātābhivaṃsa Sayadaw, thế danh Maung Aung Maung, sinh ngày 29-9-1968 trong một gia đình Phật tử thuần thành tại làng Sin Hnin, huyện Wet Let, tỉnh Sagaing, Myanmar.
Bén duyên với Phật pháp từ thuở còn rất nhỏ, vào năm 11 tuổi, ngài được song thân cho phép xuất gia làm Sa-di với Hòa thượng trụ trì chùa Jambu Maṅgala Shwe Yat Thar và được ban cho pháp danh Abhijāta.

Ngài Bhaddanta Abhijātābhivaṁsa viên tịch ở tuổi 54
Sau đó, ngài được gửi đến trung tâm Phật học Mahāsubodhārāma để tham học dưới sự hướng dẫn của những bậc thầy như Đại Trưởng lão Bhaddanta Nārada (Abhidhajamahāraṭṭhaguru), ngài Bhaddanta Nandāmālābhivaṃsa (Aggamahāpaṇdịta - đương kim Hiệu trưởng trường Đại học Phật giáo Quốc tế tại Yangoon),…
Vào năm 18 tuổi, khi còn là một vị Sa-di trẻ, ngài đã đạt được 2 danh hiệu cao quý là Alaṅkāra Sāmanẹ-kyaw (Sa-di tài trí) và Sāsanadhaja Dhammācariya (Pháp sư). Hai năm sau đó (1987), ngài được thọ giới Tỳ-kheo tại Trung tâm Phật học Mahāsubodhārāma.
Đặc biệt, sau 15 năm miệt mài để học thuộc lòng tất cả Tam tạng kinh điển, những gì liên quan đến pháp học, chú giải, phụ chú giải và trải qua hai cuộc thi quan trọng, ngài đã đạt hai danh hiệu Tam tạng cao quý là Nikāyujjotaka Ādikammika Tipitạkadhara (Bậc thông thạo Tam tạng) đầu tiên của Hội Truyền bá Pháp tạng Nikāya vào năm 2006 và danh hiệu Tipitạkakovida (Bậc thấu suốt Tam tạng) vào năm 2010.
Với những công hạnh như vậy, Chính phủ Myanmar tôn xưng ngài là Tipitạkadhara Dhammabhaṇdạ̄gārika (Bậc Thông thuộc Tam tạng, Bậc giữ gìn kho tàng Pháp bảo). Đây là danh hiệu cao nhất trong Pháp học Phật giáo (Pariyattisāsana) tại Myanmar.
Với mong muốn đem sự học của mình để đóng góp vào nền giáo dục Phật giáo nước nhà, trong khi đang học tập và ôn luyện cho các kỳ thi Tam tạng, ngài cũng đã góp phần vào việc duy trì và phát triển học viện Mahāsubodhārāma cũng như giảng dạy và hướng dẫn cho các vị Tỳ-kheo và Sa-di, là giáo thọ chính của Học viện Mahāsubodhārāma.
Bên cạnh việc giảng dạy và trao truyền kiến thức Phật học cho các thế hệ Tỳ-kheo và Sa-di, ngài còn đi hoằng pháp ở nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam, và được nhiều thế hệ Phật tử nương tựa và kính trọng.
Tin liên quan
-
Nguyên Chủ tịch nước và Tổng lãnh sự Ấn Độ viếng chùa Pháp Minh
-
Bí ẩn về ngôi chùa gỗ cao nhất thế giới
-
Công bố Giải báo chí toàn quốc về Phật giáo năm 2024
-
Về ngôi bảo tháp tôn trí Xá lợi răng Phật ở Trung Quốc
-
Lý do chùa Ba Vàng tạm hoãn tổ chức Khóa tu mùa hè năm 2024?
-
Tuyên Quang: Lễ tác pháp An cư kiết hạ PL.2568 tại chùa An Vinh