Nhà thơ Giang Nam, tác giả bài thơ Quê Hương qua đời
- Tin Tức
- cách đây 2 năm
- 88 lượt xem
- Nguồn: www.phatgiao.org.vn
Nhà thơ Giang Nam - tác giả bài thơ nổi tiếng Quê hương qua đời vào sáng nay (23.1), thọ 94 tuổi.
- Chùa Bồ Đề Lan Nhã với khóa tu “Một ngày an lạc”
- TT-Huế: Lễ nhập kim quan Đại lão HT.Thích Trí Quang
- Quận 3 tổng kết và phát thưởng hội thi giáo lý
- TP.HCM: Lễ cầu nguyện dựng Tam quan chùa Phật Cô Đơn
- Tây Ninh: Khánh thành tịnh xá Ngọc Thạnh
Ngày 23.1, bà Nguyễn Thị Trang, người con duy nhất của nhà thơ Giang Nam, cho biết cha của bà đã qua đời vào lúc 9 giờ 45 phút sáng cùng ngày.
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều cho biết buồn khi nghe tin cây bút gạo cội qua đời vào mùng 2 Tết. Ông nói: "Nhà thơ Giang Nam đã chọn Tổ quốc và thơ ca là lẽ sống đời mình. Suốt đời, ông đã đi trên con đường ấy. Không có bất cứ điều gì, không có thách thức nào có thể thay đổi con đường của ông. Ông sống hiền như cây, kiên định như cây, mạnh mẽ như cây và nở hoa kết trái như cây trong gió bão".

Nhà thơ Giang Nam. Ảnh: Đức Dương.
Nhà thơ Giang Nam tên thật là Nguyễn Sung, sinh ngày 2.2.1929, tại xã Ninh Bình, TX.Ninh Hòa (tỉnh Khánh Hòa). Ông là tác giả của bài thơ Quê hương nổi tiếng mà rất nhiều người biết đến với các câu thơ như:
"Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường
Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ:
Ai bảo chăn trâu là khổ?
Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao
Những ngày trốn học
Đuổi bướm cầu ao
Mẹ bắt được...Chưa đánh roi nào đã khóc!
Có cô bé nhà bên
Nhìn tôi cười khúc khích
Mắt đen tròn thương thương quá đi thôi...".
Quê hương là bài thơ nổi tiếng nhất trong sự nghiệp của ông, nguyên mẫu của "cô gái nhà bên" là vợ ông, bà Phan Thị Chiều, quê ở Nha Trang. Ông sáng tác bài thơ năm 1960, tại căn cứ của Tỉnh ủy Khánh Hòa dưới chân núi Hòn Dù khi nghe hung tin vợ con bị bắt và thủ tiêu. Cuối năm 1961, khi đang ở căn cứ tại Củ Chi (TP HCM), ông bất ngờ biết người thân vẫn còn sống, đã về quê tại Nha Trang an toàn. Giang Nam cảm xúc lại dâng trào mãnh liệt và làm tiếp hai bài thơ: Ngày mai đi đón em và Con còn sống.
Ông còn là tác giả nhiều bài thơ nổi tiếng như Nghe em vào đại học, Tiếng nói Việt Nam... Ngoài thơ, Giang Nam còn sáng tác văn xuôi, chủ yếu là truyện ngắn. Ông từng sử dụng một số bút danh khác như Châu Giang, Hà Trung, Lê Minh... Ông được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật lần thứ nhất năm 2001, giải nhì về thơ tạp chí Văn Nghệ năm 1961 (bài Quê hương), Giải thưởng văn học nghệ thuật Nguyễn Đình Chiểu (1960-1965) của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam về thơ (tập thơ Quê hương).
Theo Vnexpress.
Tin liên quan
-
Nguyên Chủ tịch nước và Tổng lãnh sự Ấn Độ viếng chùa Pháp Minh
-
Bí ẩn về ngôi chùa gỗ cao nhất thế giới
-
Công bố Giải báo chí toàn quốc về Phật giáo năm 2024
-
Về ngôi bảo tháp tôn trí Xá lợi răng Phật ở Trung Quốc
-
Lý do chùa Ba Vàng tạm hoãn tổ chức Khóa tu mùa hè năm 2024?
-
Tuyên Quang: Lễ tác pháp An cư kiết hạ PL.2568 tại chùa An Vinh