Nỗi oan khuất thấu trời của nhà sư trụ trì Thiếu Lâm Tự
- Tin Tức
- cách đây 4 năm
- 195 lượt xem
- Nguồn: www.phatgiao.org.vn
Phương trượng Thích Vĩnh Tín, trụ trì Thiếu Lâm Tự, là nguời có công đưa ngôi chùa nổi tiếng này gia nhập sàn chứng khoán, nâng võ thuật Thiếu Lâm lên tầm cao mới, từng gây nên làn sóng chỉ trích trong đại lục.
- Tây Ninh: Khánh thành tịnh xá Ngọc Thạnh
- Lễ Vu lan, dâng y tại Pháp viện Minh Đăng Quang
- Gần 3.000 giới tử dự lễ khai mạc Đại giới đàn Diệu Tâm
- TP.HCM: Lễ cầu nguyện dựng Tam quan chùa Phật Cô Đơn
- Khánh Hòa: Ni giới thị xã Ninh Hòa tạ pháp An cư
Từ năm 2005, Phương trượng Thiếu Lâm Thích Vĩnh Tín hiếm khi xuất hiện sau hàng loạt tin đồn rộ lên tại đất nước đông dân nhất thế giới khi bị cho rằng thầy là cha của vài đứa con ngoài giá thú. Các lời đồn đoán và cáo buộc này tạo nên những cơn dư chấn tại Trung Quốc, theo sau những phàn nàn về sinh hoạt tôn giáo đang bị thương mại hóa trong vài thập kỷ trở lại đây.
Thầy Thích Vĩnh Tín là người được đánh giá cao nhất với vai trò cổ xúy việc nghiên cứu và truyền bá võ thuật Thiếu Lâm. Thầy cũng khởi xướng chương trình lưu diễn luân phiên nhằm giới thiệu tinh hoa môn võ này đến với công chúng yêu thích khắp thế giới.
Không những thế, tại Úc còn có cả công viên võ thuật Thiếu Lâm cùng hệ thống khách sạn sang trọng và sân golf thu hút đông đảo khách tham quan.

Phương trượng trụ trì Thiếu Lâm Tự Thích Vĩnh Tín (giữa).
Trong quá trình vân du khắp thế giới để truyền bá võ thuật Thiếu Lâm, thầy đã gặp gỡ và kết thân với nhiều nhân vật nổi tiếng thế giới như Giám đốc điều hành Apple Tim Cook, nhà cựu lãnh đạo Nam Phi Nelson Mandela, Nữ hoàng Anh Elizabeth II và cả Henry Kissinger. Ngoài ra, thầy cũng được tín nhiệm bầu làm đại biểu dân cử trong Quốc hội Trung Quốc. Năm 2009, thầy chính thức đưa võ thuật Thiếu Lâm lên sàn chứng khoán.
Khi con đường phục hưng môn võ Thiếu Lâm đang trên đà thuận lợi, thầy Thích Vĩnh Tín bị một người tự xưng là đệ tử Thiếu Lâm Tự, cáo buộc là kẻ lừa đảo, quan hệ bất chính với nhiều phụ nữ, làm phá vỡ những quy tắc tôn nghiêm, bất di bất dịch trong sinh hoạt Phật giáo.
Đó là tố cáo nặc danh từ Thích Chính Nghĩa, và ngay sau đó, cơ quan quản lý tôn giáo thành phố Đăng Phong (tỉnh Hà Nam) mở cuộc điều tra về cáo buộc bê bối tình dục và biển thủ công quỹ của thầy trụ trì Thích Vĩnh Tín.
Thích Chính Nghĩa là kẻ tự nhận là đệ tử xuất gia ở chùa Thiếu Lâm, cung cấp các tài liệu tố cáo, cho rằng thầy Thích Vĩnh Tín sở hữu nhiều xe hơi sang trọng, biển thủ công đức phí và dùng nó chu cấp cho các người phụ nữ quen thân.
Những tiết lộ trên dấy lên các cuộc tranh cãi gay gắt, trong đó có nhiều lời đề nghị gây áp lực lên Hiệp hội Phật giáo Trung Quốc nên có các hành động phù hợp, và cho rằng thầy đã đi ngược với lối sống thanh tịnh, làm “ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của Phật giáo Trung Quốc”.
Những thông tin được công bố sau đó cho biết có một nhóm điều tra từ nhà cầm quyền tỉnh Hà Nam, nơi tọa lạc củaThiếu Lâm tự, đã khẳng định việc chi tiêu của thầy Vĩnh Tín đều thực hiện theo danh nghĩa của chùa. Những chiếc xe hơi có trong nội dung tố cáo đều đăng ký và tham gia vào các hoạt động của Thiếu Lâm tự, không nhằm phục vụ cho sinh hoạt cá nhân của thầy.
Cũng theo kết quả điều tra, khoản hiến cúng lên đến hàng triệu nhân dân tệ của quần chúng thập phương trong giai đoạn 2010 đến 2012 đều được dùng vào mục đích xây dựng và phát triển Thiếu Lâm tự cũng như chi tiêu cho sinh hoạt, học tập của các môn đệ Thiếu Lâm.
Các nhà điều tra cũng lần theo dấu vết và khẳng định rằng, thầy Vĩnh Tín không liên quan đến 2 cháu nhỏ bị cáo buộc là con riêng.
“Trong các cuộc điều tra độc lập, chúng tôi không tìm thấy việc sử dụng tài chính vào lợi ích cá nhân, và cũng không thấy có việc chuyển nhượng tài sản, thực hiện tài khoản giả mạo hoặc xâm phạm công đức phí của Thiếu Lâm tự”, một điều tra viên nói với toà báo Bắc Kinh buổi sáng.
Từ năm 1983, chùa Thiếu Lâm được công nhận là Tu viện Phật giáo quốc gia quan trọng của Trung Quốc. Nơi đây là một trong những điểm hút khách du lịch bậc nhất với vị trí đắc địa khi nằm giữa những ngọn núi hùng vĩ.
Chùa có hơn 1.500 năm lịch sử, và nằm trong quần thể các công trình lịch sử ở Đăng Phong được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.
Chùa được xây dựng vào năm 495, trong triều đại Bắc Ngụy. 32 năm sau đó, nhà sư Ấn Độ Bồ đề Đạt ma đến đây sinh sống và từ đó trở đi, ngôi chùa được mở rộng, số lượng các nhà sư cũng tăng lên và danh tiếng ngày càng lan rộng. Bồ đề Đạt ma cũng là nhân vật huyền thoại, nổi tiếng và được tôn kính nhất tại Thiếu Lâm tự.
Truyền thuyết kể rằng, sau khi đến đây, Bồ đề Đạt ma thấy các nhà sư không có hình thể khỏe mạnh cho thiền định, thường ngủ gục khi thiền. Do đó, ông dạy cho các nhà sư một hệ thống các bài thể dục được gọi là Thập bát La hán chưởng. Dần dần, các động tác này phát triển thành võ thuật. Theo truyền thống, các nhà sư Thiếu Lâm học võ để phòng thủ và rèn luyện sức khỏe.
Nguồn: Báo Giác Ngộ/BTV tổng hợp.
Tin liên quan
-
Nguyên Chủ tịch nước và Tổng lãnh sự Ấn Độ viếng chùa Pháp Minh
-
Bí ẩn về ngôi chùa gỗ cao nhất thế giới
-
Công bố Giải báo chí toàn quốc về Phật giáo năm 2024
-
Về ngôi bảo tháp tôn trí Xá lợi răng Phật ở Trung Quốc
-
Lý do chùa Ba Vàng tạm hoãn tổ chức Khóa tu mùa hè năm 2024?
-
Tuyên Quang: Lễ tác pháp An cư kiết hạ PL.2568 tại chùa An Vinh