TP.HCM: Học viện sắp xây chánh điện, phát văn bằng
- Tin Tức
- cách đây 6 năm
- 394 lượt xem
- Nguồn: www.giacngo.vn
GNO - Lễ động thổ xây dựng chánh điện Học viện và tốt nghiệp cử nhân Phật học khóa XI sẽ diễn ra vào 27-10
- Gần 3.000 giới tử dự lễ khai mạc Đại giới đàn Diệu Tâm
- Một số chùa tại tỉnh Thái Bình tổ chức lễ Vu lan
- TT-Huế: Lễ nhập kim quan Đại lão HT.Thích Trí Quang
- Khánh Hòa: Ni giới thị xã Ninh Hòa tạ pháp An cư
- Quận 3 tổng kết và phát thưởng hội thi giáo lý
GNO - Theo nguồn tin chính thức từ Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM, lễ động thổ xây dựng chánh điện Học viện và tốt nghiệp cử nhân Phật học khóa XI (2015-2018) sẽ diễn ra từ 6g30 ngày 27-10 tới (nhằm 19-9-Mậu Tuất).
Diện mạo Học viện nhìn từ trên cao sau gần 6 năm kể từ ngày đặt đá xây dựng (năm 2012) - Ảnh: Học viện
Được biết, ngày 4-11-2012, Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM đã làm lễ đặt đá xây dựng cơ sở 2 (X.Lê Minh Xuân, H.Bình Chánh) mang tầm vóc quốc tế, trên khu đất 23,8ha.
Toàn bộ khu đất gần 24ha chia thành hai khu chính: Học viện Phật giáo gồm 160.299,1m2 (chiếm 67,4%) và khu Trung tâm Văn hóa Phật giáo gồm 59.652,6m2 (chiếm 25,1%); 18% đất còn lại là đất giao thông.
Công trình gồm các hạng mục chính: chánh điện, khu đại giảng đường và hội thảo với sức chứa khoảng 3.000 người; khu lớp học, khu hành chánh, thư viện, ký túc xá cho khoảng 2.000 Tăng Ni sinh nội trú; nhà khách quốc tế 300 phòng, khu bảo tàng Phật giáo, khu bảo tháp xá-lợi cao 80m với tổng kinh phí dự toán: 2.000 tỷ đồng.
Sau hơn 3 năm nỗ lực và quyết tâm, Hội đồng Điều hành đã xây dựng hoàn tất tòa hành chính, tòa học đường, tòa Tăng viện, tòa Ni viện, chánh điện tạm và khu nhà bếp. Mỗi tòa chính gồm năm tầng (trừ tòa hành chánh), mỗi tầng gồm 500m2, đáp ứng tạm thời nhu cầu tu học ngày càng gia tăng của Tăng Ni sinh viên. Tổng chi phí xây dựng gần 200 tỷ đồng, do sự phát tâm đóng góp tịnh tài của chư tôn đức Tăng Ni và các Phật tử khắp nơi.
Sáng 8-5-2016, lễ khánh thành giai đoạn I do Hội đồng Điều hành Học viện tổ chức đã diễn ra trọng thể với các hạng mục quan trọng cho giai đoạn 1 hoàn thành trên diện tích 6ha đất.
Khi toàn bộ công trình xây dựng cơ sở Lê Minh Xuân được hoàn tất, đây là nơi tu học Phật học nội trú có quy mô của Học viện, đồng thời là môi trường ứng dụng, hành trì các pháp môn trong đạo Phật.
Hàng ngàn Tăng Ni sinh theo học tại Học viện đã tốt nghiệp và hành đạo trong, ngoài nước
Có nguồn gốc từ Đại học Vạn Hạnh (1964-1975) và tiền thân là Trường Cao cấp Phật học VN (1983-1997), Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM được UBND TP.HCM cấp phép hoạt động theo Quyết định số 160/QĐ/UB ngày 17-10-1983. Mục đích của Học viện là đào tạo thế hệ Tăng Ni với đức trí song toàn, kế thừa và phát triển đạo Phật, góp phần vào sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực phục vụ Đạo pháp và Dân tộc.
Đến nay, Học viện trải qua 10 khóa đào tạo với hàng ngàn Tăng Ni sinh tốt nghiệp cử nhân Phật học. Hiện, Học viện có 10 khoa đang đào tạo, với đội ngũ giảng viên hơn 130 vị có trình độ tiến sĩ và hơn 20 học giả có những công trình nghiên cứu và dịch thuật về Phật học cùng nhiều lĩnh vực khác. Học viện đang đào tạo năm 2 của khóa XII và 269 Tăng Ni sinh vừa trúng tuyển tại kỳ tuyển sinh khóa XIII vào năm 1.
Học viện cũng đang tuyển sinh thạc sĩ khóa II và tiến sĩ khóa I theo chấp thuận của Ban Tôn giáo Chính phủ, dự kiến sẽ tổ chức thi vào đầu tháng 12-2018.
Quang cảnh lễ tốt nghiệp diễn ra năm 2017
Bên cạnh đó, Học viện cũng đã liên kết đào tạo, nâng cao chất lượng dạy học trong xu thế hội nhập toàn cầu hiện nay với các trường đại học Phật giáo trên thế giới như Đại học Nalanda, Trung tâm Phật học K.J.Somaiya (Ấn Độ), Mahachulalongkorn (Thái Lan), Đại học Sư phạm Phúc Kiến, Đại học Sư phạm Hoa Trung, Đại học Liên Hợp Bắc Kinh (Trung Quốc), Đại học Phật Quang Sơn (lãnh thổ Đài Loan)… Các trường cũng đã đến làm việc, ký kết và trao các học bổng cho các Tăng, Ni sinh có đủ điều kiện để học lên các cấp bậc cao hơn.
Từ tháng 6-2016, Học viện đã tiến hành cho Tăng Ni sinh nội trú tại cơ sở 2, tạo nhiều điều kiện thuận lợi về sinh hoạt phí cũng như miễn học phí cho Tăng Ni nội trú...
Đình Long
Tin liên quan
-
Nguyên Chủ tịch nước và Tổng lãnh sự Ấn Độ viếng chùa Pháp Minh
-
Bí ẩn về ngôi chùa gỗ cao nhất thế giới
-
Công bố Giải báo chí toàn quốc về Phật giáo năm 2024
-
Về ngôi bảo tháp tôn trí Xá lợi răng Phật ở Trung Quốc
-
Lý do chùa Ba Vàng tạm hoãn tổ chức Khóa tu mùa hè năm 2024?
-
Tuyên Quang: Lễ tác pháp An cư kiết hạ PL.2568 tại chùa An Vinh