Lễ chú nguyện rót đồng đúc tôn tượng Phật chùa Non Đông (Tường Quang tự)
- Tin Tức
- cách đây 3 năm
- 83 lượt xem
- Nguồn: www.phatgiao.org.vn
Theo đó, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Quảng Ninh kết hợp UBND phường Mạo Khê tổ chức lễ rót đồng đúc chư tôn tượng tôn thờ tại chùa Non Đông (Tường Quang tự, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh) vào sáng 7-7.
- Một số chùa tại tỉnh Thái Bình tổ chức lễ Vu lan
- TT-Huế: Lễ nhập kim quan Đại lão HT.Thích Trí Quang
- Lễ Vu lan, dâng y tại Pháp viện Minh Đăng Quang
- Chùa Bồ Đề Lan Nhã với khóa tu “Một ngày an lạc”
- Gần 3.000 giới tử dự lễ khai mạc Đại giới đàn Diệu Tâm
Tham dự buổi lễ có Hòa thượng Thích Thanh Quyết, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Trị sự GHPGVN tỉnh Quảng Ninh, cùng chư tôn đức trong ban thường trực Ban Trị sự GHPGVN tỉnh, thị xã Đông Triều và trụ trì các chùa lân cận.
Đại diện các cơ quan có ông Nguyễn Văn Kỳ, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Dân vận Thị ủy, Chủ tịch UBMTTQ thị xã Đông Triều; đại biểu đại diện các cơ quan, ban, ngành của thị xã Đông Triều, phường Mạo Khê.

Chư tôn đức Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Quảng Ninh
Ban Tổ chức tiến hành rót đồng đúc 8 pho tượng gồm: Tượng Phật Di Đà, Bồ-tát Quán Âm, Bồ-tát Thế Chí, Đức Phật Thích Ca, Bồ-tát Văn Thù, Bồ-tát Phổ Hiền, tượng Ngọc Hoàng và Đế Thích. Sau ngày hôm nay sẽ tiếp tục rót đồng đúc tượng Cửu Long tại cơ sở của đơn vị thi công đúc tượng. Tổng trị giá đúc 9 pho tượng khoảng hơn 1 tỉ đồng, từ nguồn vốn xã hội hóa.
Chùa Non Đông (Tường Quang tự) được xây dựng năm Trùng Hưng 1285 đời Trần, ghi dấu một thời hưng thịnh của Phật giáo Việt Nam. Nơi đây gắn liền với cuộc đời và đạo nghiệp của Thánh Tổ Non Đông Quốc sư Tuệ Nhẫn Từ Giác thời nhà Trần. Trải qua thời gian, ngôi chùa xưa đã không còn, nhưng vẫn còn những di vật cổ quý giá, như những tấm bia đá khắc văn tự Hán Nôm là chứng tích lịch sử cho sự tồn tại của ngôi chùa.

Rót đồng đúc các tôn tượng Phật, Bồ-tát
Trong 5 năm qua, UBND phường Mạo Khê đã phối hợp với Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Quảng Ninh từng bước trùng tu, tôn tạo các hạng mục công trình đã được Nhà nước phê duyệt, như chính điện, nhà khách, hệ thống sân vườn, cây xanh… với tổng trị giá hơn 30 tỉ đồng.
Trong đó, ngôi chính điện thờ Phật đã được đưa vào sử dụng, tuy nhiên hệ thống tượng thờ tự, hoành phi, câu đối, cửa võng… vẫn chưa được hoàn thiện.
Tin liên quan
-
Nguyên Chủ tịch nước và Tổng lãnh sự Ấn Độ viếng chùa Pháp Minh
-
Bí ẩn về ngôi chùa gỗ cao nhất thế giới
-
Công bố Giải báo chí toàn quốc về Phật giáo năm 2024
-
Về ngôi bảo tháp tôn trí Xá lợi răng Phật ở Trung Quốc
-
Lý do chùa Ba Vàng tạm hoãn tổ chức Khóa tu mùa hè năm 2024?
-
Tuyên Quang: Lễ tác pháp An cư kiết hạ PL.2568 tại chùa An Vinh