Phiên chính thức Hội nghị Phật giáo Nam tông Khmer
- Tin Tức
- cách đây 6 năm
- 942 lượt xem
- Nguồn: www.giacngo.vn
GNO - Hội nghị chuyên đề Phật giáo Nam tông Khmer lần thứ VIII sáng nay 20-10 làm việc phiên chính thức
- Quận 3 tổng kết và phát thưởng hội thi giáo lý
- Chùa Bồ Đề Lan Nhã với khóa tu “Một ngày an lạc”
- Một số chùa tại tỉnh Thái Bình tổ chức lễ Vu lan
- Chùa Thanh Hà cứu trợ khẩn cấp người dân vùng bão
- Khánh Hòa: Lễ Tự tứ tại tổ đình Nghĩa Phương
GNO - Đã xuất bản hơn 1 triệu bản kinh Phật giáo bằng chữ Khmer - thông tin được đưa ra trong phiên làm việc chính thức của Hội nghị chuyên đề Phật giáo Nam tông Khmer lần thứ VIII sáng nay 20-10, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Cà Mau (TP.Cà Mau).
Nghi thức chào quốc kỳ - đạo kỳ
Theo đó, HT.Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch HĐTS cho biết, suốt 14 năm qua, Ban Tôn giáo Chính phủ và Ban Thường trực HĐTS đã hỗ trợ công tác in ấn và phát hành 1.050.000 quyển kinh sách Phật giáo bằng chữ Khmer; thỉnh 473 bộ Đại tạng Kinh chữ Khmer phân bổ cho các chùa để chư Tăng, Phật tử đọc tụng.
Theo Hòa thượng Chủ tịch, Giáo hội cũng như Hệ phái Phật giáo Nam tông Khmer trong thời gian qua đã đạt được nhiều thành quả trên nhiều lĩnh vực, khẳng định vị trí, vai trò của Giáo hội ở trong nước và nước ngoài. Thành công đó có sự đóng góp tích cực và sự phát triển bền vững có chiều rộng lẫn chiều sâu của Phật giáo Nam tông Khmer.
HT.Thích Thiện Nhơn phát biểu khai mạc
“Với việc tổ chức Hội nghị lần thứ VIII này, một lần nữa cho thấy tính thống nhất của hệ thống Giáo hội, tính đoàn kết hòa hợp của các Hệ phái thành viên Giáo hội được nâng lên. Trong xu thế hội nhập thế giới của đất nước và Giáo hội, tinh thần đoàn kết, hòa hợp cần được phát huy để tạo thành sức mạnh tổng hợp xương minh Đạo pháp, trang nghiêm Giáo hội, góp phần trách nhiệm hoàn thành mục tiêu dân giàu nước mạnh, dân chủ, và văn minh”, HT.Thích Thiện Nhơn khẳng định.
Trên cơ sở đó, theo sát chủ đề của Hội nghị “Phật giáo Nam tông Khmer hội nhập và phát triển”, Hòa thượng Chủ tich HĐTS mong muốn lắng nghe và ghi nhận những đề xuất của đại biểu để tiếp tục nghiên cứu công tác hỗ trợ các hoạt động của Phật giáo Nam tông Khmer như giáo dục, văn hóa, tổ chức quản lý, sinh hoạt của chư Tăng, tự viện Phật giáo Nam tông Khmer đi vào thực chất, vừa theo đúng các quy định của pháp luật Nhà nước về Luật Tín ngưỡng, tôn giáo và Nghị định 162/2017 của Chính phủ, Hiến chương của Giáo hội, mang tính đặc thù của Hệ phái và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Khmer trong tinh thần hội nhập và phát triển toàn diện.
Toàn cảnh phiên hội nghị chính thức
Báo cáo tại Hội nghị về công tác hỗ trợ hệ phái Phật giáo Nam tông Khmer, HT.Thích Huệ Thông, Phó Tổng thư ký kiêm Chánh Văn phòng 2 TƯGH cho biết, thông qua các nghị quyết, chương trình hoạt động, Giáo hội đã ban hành nhiều quyết sách hỗ trợ Phật giáo Nam tông Khmer từ năm 2004 đến nay một cách kịp thời và thiết thực, bao gồm: khắc và trao con dấu cho 454 chùa Phật giáo Nam tông Khmer; hợp thức hóa và bổ nhiệm trụ trì, bổ nhiệm Ban Quản trị các chùa Phật giáo Nam tông Khmer; hỗ trợ kinh phí cho việc tổ chức các Lớp học Sơ cấp Pali, Vini; hỗ trợ Học viện Phật giáo Nam tông Khmer đào tạo 3 khóa với gần 100 chư Tăng tốt nghiệp Cử nhân Phật học và đang đào tạo khóa IV, khóa V có 31 Tăng sinh theo học.
HT.Thích Huệ Thông báo cáo công tác hỗ trợ của Giáo hội đối với Phật giáo Nam tông Khmer
Ngoài ra, TƯGH cũng đã cho phép Hệ phái Phật giáo Nam tông Khmer thành lập Phân ban Tăng sự, Phân ban Giáo dục Phật giáo Nam tông Khmer, Phân ban Văn hóa, Hoằng pháp, Thông tin Truyền thông thuộc các Ban, Viện trung ương; cử hệ phái tham dự nhiều hội nghị, hội thảo quốc tế và trong nước; tham dự Đại lễ Vesak tại Thái Lan, Sri Lanka; thăm hữu nghị Phật giáo Myanmar, Campuchia, Lào; đề xuất công nhận hàng trăm chùa là cơ sở văn hóa cách mạng, trùng tu nhiều chùa cảnh trang nghiêm; tạo cơ chế để thành phần nhân sự Ban Trị sự GHPGVN cấp tỉnh, cấp huyện nhiệm kỳ 2017 - 2022 đều có sự tham gia của chư tôn đức Hệ phái Phật giáo Nam tông Khmer, tạo sự hài hòa giữa Hệ phái thành viên trong ngôi nhà chung GHPGVN; công tác tấn phong Giáo phẩm đối với chư Tăng Hệ phái luôn được Giáo hội quan tâm.
Chư tôn đức Phật giáo Nam tông Khmer dự Hội nghị
Đặc biệt, TƯGH đã hỗ trợ Hội đồng Điều hành Học viện Phật giáo Nam tông Khmer tại TP.Cần Thơ xây dựng những hạng mục chính của công trình, đến nay đã hoàn thành 90%, dự kiến khánh thành giai đoạn 1 vào dịp Hội nghị thường niên GHPGVN vào ngày 9-1-2019.
Lãnh đạo các cơ quan Trung ương dự Hội nghị
Trong báo cáo, HT.Thích Huệ Thông cũng nêu một số hạn chế của công tác này khi cơ sở vật chất, kinh phí hoạt động của trường lớp Sơ cấp, Trung cấp và đội ngũ giảng viên còn nhiều khó khăn; chương trình giảng dạy các cấp học của Phật giáo Nam tông Khmer chưa được đồng bộ, thống nhất; việc công nhận chùa Khmer là di tích lịch sử và chư tôn đức Phật giáo Nam tông Khmer có công với cách mạng tương đối chậm, do gặp khó khăn về một số thủ tục theo quy định của pháp luật; việc cấp giấy chứng nhận tu sĩ Phật giáo Nam tông Khmer có nhiều trở ngại do tính đặc thù của quá trình tu học và xuất tu của quý Sư sãi.
HT.Thích Giác Toàn phát biểu tham luận
Chư tôn giáo phẩm chứng minh và chủ tọa Hội nghị
Dịp này, toàn thể hội nghị còn lắng nghe phát biểu chào mừng của BTS GHPGVN tỉnh Cà Mau; phát biểu của Phật giáo Nam tông Kinh, Hệ phái Khất sĩ; một số tham luận của chư tôn đức và quý đại biểu; đạo từ của Hội đồng Chứng minh; đón nhận nhiều lẵng hoa của các đơn vị, cá nhân gởi đến chúc mừng; thưởng thức phần văn nghệ chào mừng của các em Phật tử người Khmer tại tỉnh Cà Mau.
Ông Trần Tấn Hùng phát biểu
Cùng phát biểu tại Hội nghị, ông Trần Tấn Hùng, Phó ban Tôn giáo Chính phủ; ông Thân Đức Hưởng, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau cho rằng việc tổ chức sự kiện này có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sinh hoạt của chư Tăng, Phật tử hệ phái Nam tông Khmer khi đã tạo cơ hội để các cấp các ngành được lắng nghe phát biểu từ chư tôn giáo phẩm hệ phái.
Chư tôn đức Ban Trị sự GHPGVN các tỉnh, thành dự Hội nghị
Ông Phó ban Tôn giáo Chính phủ ghi nhận những đề xuất trong các tham luận, báo cáo và khẳng định sẽ tổng hợp để trình Thủ tướng Chính phủ có những những chỉ đạo tiếp theo. Đối với những vấn đề thuộc thẩm quyền cấp tỉnh như cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, công nhận di tích lịch sử cho các chùa Khmer thuộc thẩm quyền cấp tỉnh, ông đề nghị Ban Tôn giáo các tỉnh, thành sớm tham mưu lãnh đạo địa phương để sớm giải quyết theo quy định của Giáo hội.
HT.Lý Sa Mouth ban đạo từ
HT.Thích Thiện Pháp đúc kết hội nghị
Đúc kết Hội nghị, HT.Thích Thiện Pháp, Phó Chủ tịch Thường trực HĐTS, Trưởng ban Tăng sự T.Ư đã tổng hợp tất cả tham luận, báo cáo thành các nhóm vấn đề liên quan đến Tăng sự, nhân sự, văn hóa, giáo dục, quan hệ quốc tế… cần sự chung tay của Giáo hội, các cấp, các ngành. Hòa thượng khẳng định Giáo hội sẽ có những bước đi tiếp theo nhằm hỗ trợ cho sinh hoạt của Phật giáo Nam tông Khmer.
Phiên chính thức Hội nghị đặt dưới sự chứng minh của HT.Châu Ty, UVTT HĐCM cùng chư tôn giáo phẩm thành viên HĐCM; HT.Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch HĐTS.
Văn nghệ chào mừng Hội nghị
HT.Thích Thiện Pháp, Phó Chủ tịch Thường trực HĐTS, Trưởng ban Tăng sự T.Ư; HT.Thạch Sok Xane, HT.Đào Như, HT.Thích Giác Toàn, HT.Thích Thiện Tâm, TT.Thích Thiện Thống - đồng Phó Chủ tịch HĐTS; HT.Thích Huệ Thông, Phó Tổng Thư ký kiêm Chánh Văn phòng 2 TƯGH cùng chư tôn giáo phẩm lãnh đạo hệ phái Phật giáo Nam tông Khmer điều hành Hội nghị.
Trung ương Giáo hội tặng hoa chúc mừng
Ban Tôn giáo Chính phủ tặng hoa chúc mừng
Ông Trần Tấn Hùng, Phó ban Tôn giáo chính phủ; ông Thân Đức Hưởng, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau cùng lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương, tỉnh Cà Mau và Ban Tôn giáo các tỉnh thành có sinh hoạt của Phật giáo Nam tông Khmer cùng gần 400 đại biểu Phật giáo Nam tông Khmer dự Hội nghị.
Bảo Thiên
Tin liên quan
-
Nguyên Chủ tịch nước và Tổng lãnh sự Ấn Độ viếng chùa Pháp Minh
-
Bí ẩn về ngôi chùa gỗ cao nhất thế giới
-
Công bố Giải báo chí toàn quốc về Phật giáo năm 2024
-
Về ngôi bảo tháp tôn trí Xá lợi răng Phật ở Trung Quốc
-
Lý do chùa Ba Vàng tạm hoãn tổ chức Khóa tu mùa hè năm 2024?
-
Tuyên Quang: Lễ tác pháp An cư kiết hạ PL.2568 tại chùa An Vinh